Tiêu đề của website

Chuyền hai Minh Nhâm cập bến Hóa Chất Đức Giang Hà Nội: Cuộc chia tay không êm đềm

Hóa chất Đức Giang Hà Nội chính thức chia tay Nguyễn Thị Thủy do Thái Bình đã lên hạng và không cho mượn. Vậy là vị trí chuyền hai mà đội bóng này nhắm đến đó chính là Lê Thị Minh Nhâm, một người cũ của Phòng không Không quân nhưng khoác áo Than Quảng Ninh nhiều năm. Một cuộc chia tay theo giới làm nghề được đánh giá là không êm đềm.


Chuyền hai Lê Thị Minh Nhâm trong màu áo CLB Quảng Ninh.

Cách đây gần 6 năm, đội bóng chuyền nữ Phòng quân Không quân sau nhiều năm đã chính thức giải thể. Tất cả VĐV, HLV của đội bóng này đều rơi vào tình cảnh mất việc hoặc phải chuyển đơn vị chỉ duy nhất có chuyền hai Minh Nhâm được tiếp tục sự nghiệp khi Than Quảng Ninh trưng dụng.

Lê Thị Minh Nhâm sinh năm 1989, từng có một thời gian ngắn được góp mặt trong màu áo ĐTQG nhưng với vai trò dự bị, lối chơi của VĐV này có sự đột biến cộng với sự ổn định và kinh nghiệm sau nhiều năm chơi bóng. Thực tế với sự góp mặt của chuyền hai này Than Quảng Ninh đã duy trì được thành tích và có thứ hạng ổn định trong những năm vừa qua. Nhưng cũng phải nói thêm rằng phía HLV Lê Hiền và BHL cũng đối xử không tệ.

Trong bối cảnh Hóa chất Đức Giang Hà Nội không có chuyền hai khi Thái Bình lên hạng và không tiếp tục cho mượn Nguyễn Thị Thủy, cộng với mục tiêu về thành tích thì Minh Nhâm đã được nhắm đến. Năm ngoái đội bóng này đã lấy được chủ công Trần Tú Linh trước khi vòng 2 giải VĐQG khởi tranh đồng nghĩa triệt tiêu sức mạnh của Ngân hàng Công thương để giành quyền vào chơi trận chung kết. Năm nay, để duy trì được thành tích thì bắt buộc phải có người thay thế vị trí của chuyền hai người Thái Bình.

Năm nay, Than Quảng Ninh thực sự gặp khó khăn nhưng mất tới 3 vị trí chủ lực là chủ công Bùi Thị Huệ, phụ công Đinh Thị Trà Giang và chuyền hai Lê Thị Minh Nhâm. Nếu như việc đi ở của Trà Giang là rất rõ ràng ngay từ đầu và nhận được sự đồng tình của lãnh đạo đội bóng Than Quảng Ninh thì với sự ra đi không báo trước của Minh Nhâm để lại nhiều sự tranh cãi.

Còn với Hóa chất Đức Giang Hà Nội khi mà các CLB đã bắt đầu siết chặt về hợp đồng để giữ chân những VĐV chủ lực thì việc chuyển nhượng cũng chỉ mang tính chất đối phó, ăn xổi. Sẽ rất khó để có được chữ ký của các ngôi sao. Hơn thế, bóng chuyền nữ sẽ khác với bóng chuyền nam vì bị tác động nhiều bởi ngoại cảnh và tuổi nghề VĐV không dài. Nếu muốn phát triển bền vững và duy trì được thành tích hay chanh chấp ngôi vô địch với các đội bóng mạnh thì việc đào tạo trẻ vẫn là gốc rễ cho sự phát triển lớn mạnh của một CLB.

Trà Giang khoác áo Hải Tiến Thanh Hóa

Sau 3 mùa giải thì năm 2021 Trà Giang chính thức trở lại khoác áo Hải Tiến Thanh Hóa. Đội bóng này hiện đang gặp rất nhiều khó khăn khi 2 năm trở lại đây phải góp mặt ở vòng chung kết ngược. Trà Giang từng có thời gian thi đấu khá thành công trong màu áo Thanh Hóa khi đưa đội bóng này lọt vào top 4 trước khi chia tay đến với Kinh Bắc, Bắc Ninh và Than Quảng Ninh.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều