Tiêu đề của website

HLV Nguyễn Tuấn Kiệt: Người âm thầm đứng sau thành công của Ngân hàng Công thương

Sinh ra trong gia đình có truyền thống với cả cha và mẹ là kiện tướng bóng chuyền, trong đó ông Nguyễn Đăng Khúc là bí thư Trường huấn luyện còn bà Hoàng Thị Kim Liên là đội trưởng của tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam. Cả hai quen nhau từ những ngày đầu tập huấn tại Trung Quốc, rồi sau này họ kết duyên và trở thành những công thần của hai đội bóng Bưu điện Hà Nội lừng danh ở 3 thập kỷ trước. Là con út trong gia đình có ba anh em, cựu tuyển thủ Nguyễn Tuấn Kiệt ngay từ khi vài tuổi đã lẫm thẫm theo ông Khúc, bà Liên nhặt bóng nơi ông bà đảm nhiệm công tác huấn luyện. Là con nhà nòi, nên ngay từ nhỏ anh Kiệt đã sớm bộc lộ nhiều tố chất như sự khéo léo, óc quan sát của một cầu thủ bóng chuyền xuất sắc.


HLV Nguyễn Tuấn Kiệt sinh năm 1976, được thừa thưởng nền tảng truyền thống gia đình, lại sớm được đưa sang nước ngoài tập huấn dài hạn nên chẳng bao lâu đã trở thành một tuyển thủ lừng danh, cây chuyền hai chính của đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam. Anh chơi ở vị trí chuyền hai lại thuận tay trái, nên có rất nhiều lợi thế. Ngoài sự tinh quái và óc quan sát thì chính Nguyễn Tuấn Kiệt là cây chuyền hai đầu tiên ở Việt Nam có khả năng nhảy chuyển đúng nghĩa, mỗi khi Tuấn Kiệt nhảy lên thì đối thủ rất khó đoán bắt được anh sẽ chuyền bóng hay tấn công. Những pha tấn công nhanh từ bước hai của Nguyễn Tuấn Kiệt hết sức bất ngờ và uy lực luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều đối thủ khi đó.

Chia tay nghiệp cầu thủ, Nguyễn Tuấn Kiệt được mời về với vai trò HLV của đội bóng chuyền nữ Bộ tư lệnh Thông Tin. Với tài năng và phẩm chất vốn có, không mất nhiều thời gian, anh đã nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trên sân bãi bóng chuyền.

Ở tuổi 41, Nguyễn Tuấn Kiệt khẳng định mình là HLV hàng đầu của bóng chuyền nữ Việt Nam.

Là người thông minh lại có óc quan sát tinh tế, cùng với việc ham học hỏi, Nguyễn Tuấn Kiệt đã áp dụng rất nhiều bài tập hiện đại của các nền bóng chuyền tại các nước phát triển như: Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ... để nhanh chóng cho ra lò rất nhiều VĐV đáng để chọn mặt gửi vàng như: Bùi Thị Ngà, Phạm Thị Liên, Nguyễn Linh Chi, Âu Hồng Nhung, Trần Thị Thảo… thậm chí lứa sau này của Thông tin như Nguyễn Thanh Hương, Đặng Thị Thoan, Phạm Thị Huệ hay Trần Việt Hương…

Thậm chí tại SEA Games 2011, Nguyễn Tuấn Kiệt được giao nhiệm vụ HLV trưởng đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam vào giờ chót, cùng với một đội hình thiếu trước, hụt sau, ngay cả khi Kim Huệ bị chấn thương, nhưng vẫn chơi ngang ngửa trước đối thủ Thái Lan.

Chia tay Thông tin Lienvietpostbank với nhiều trải nghiệm quý giá, HLV Nguyễn Tuấn Kiệt đã quyết định lên đường tầm sư học đạo tận nước Mỹ xa xôi. Và đó cũng chính là những hành trang quý giá để anh xây dựng Ngân hàng Công thương trở thành một thế lực thực sự của bóng chuyền nữ Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Đảm nhiệm vị trí giám đốc chuyên môn của bóng chuyền Ngân hàng Công thương thông suốt cả 3 tuyến. Chẳng bao lâu, bóng chuyền nữ ngành Ngân hàng đã khẳng định vị thế của mình bằng chức VĐQG, vô địch cúp VTV Bình Điền, cúp Hùng Vương và thậm chí độc chiếm ngôi đầu tại giải trẻ trong suốt 3 mùa giải.

Ngoài khẳng năng chỉ đạo tổ chức các mảng miếng chiến thuật trong thi đấu đỉnh cao, thì cái hơn người của HLV Nguyễn Tuấn Kiệt chính là việc dám nói, dám làm khi anh khẳng định được vai trò của mình ngay từ công tác đào tạo trẻ. “Tôi thấy đào tạo trẻ cũng đem đến nhiều trải nghiệm thú vị, từ những em không biết gì về bóng chuyền, sau vài năm được mình uốn nắn các em trở thành những VĐV của đội tuyển trẻ rồi đội tuyển quốc gia. Cái gì đi lên từ gốc nó cũng bền.” HLV Nguyễn Tuấn Kiệt chia sẻ.


Tác giả:HUY QUANGNguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Bài viết cùng chuyên mục
Nội dung đang được cập nhật.
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều