Tiêu đề của website

Một Thời Để Nhớ:

Người ta vẫn bảo người sinh năm Mão thường gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, trong sự nghiệp và trong cuộc đời chẳng phải lo lắng gì nhiều.


Bóng chuyền nữ Thông Tin có chị Kim Thanh

Người ta vẫn bảo người sinh năm Mão thường gặp nhiều may mắn trong cuộc sống, trong sự nghiệp và trong cuộc đời chẳng phải lo lắng gì nhiều. Người tuổi Mão thích được yên ổn, nhất là phụ nữ khi ưa tìm cách tránh xa mọi sự cạnh tranh hay xung đột và cũng không thích liều lĩnh. Nhưng cũng có khi do đặt sự an toàn lên trên nguy cơ, họ có thể đánh mất nhiều cơ hội…Còn nữa, phụ nữ tuổi Mão vốn không thích là tâm điểm chú ý của mọi người và họ thường chọn những việc đằng sau hậu trường hơn là xuất hiện trên sân khấu. Họ thích làm thành viên của nhóm chứ không làm người lãnh đạo. Tại những vị trí như thế, họ sẽ cảm thấy rất thoải mái và luôn là những vị chủ nhà chu đáo, luôn chăm chút để người khác cảm thấy dễ chịu nhất.

Điều này có thể thấy phần nào ở cựu danh thủ Nguyễn Thị Kim Thanh. Bà sinh năm 1951 và là người Hà Nội gốc, nhà ở phố Hai Bà Trưng. Con gái Hà Nội có dáng dong dỏng cao, khuôn mặt trái xoan, nhẹ nhàng, tỉ mỉ như bà thường tỏ ra thích hợp với nghề khác, ít khi đi theo nghiệp thể thao.

Trong ký ức của những người đồng đội cũ, Kim Thanh là người rất yêu thể thao và bóng chuyền, vì thế sớm lọt vào mắt xanh các nhà tuyển trạch ở thời điểm BCVN đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển. Và thế là cô gái xinh xắn ấy đã có mặt ở Trường TDTT Từ Sơn, cùng lứa với những đồng đội như Nguyễn Thị Huê, Trần Bích Khả, Bùi Thị Nụ, Lê Thị Tri, Nguyễn Thanh Mai…và chưa nghĩ được rằng chẳng bao lâu sau, họ sẽ trở thành những VĐV nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho BCVN.

Nguyễn Thị Kim Thanh (số 8), bên cạnh HLV trưởng Phan Thanh Lãng, cùng những người đồng đội Lê Thị Phúc (số 2), Trần Bích Khả (số 3).

Là học sinh trung học của mái trường Từ Sơn, Nguyễn Thị Kim Thanh được chuyển qua Trường huấn luyện TDTT TW và sát cánh với những liền chị lớp trên như: Nguyễn Thị Khả, Kim Nhung, Hoàng Thị Quế, Lê Thị Phúc…nhưng cũng chỉ một năm sau, khi THL giải tán, Kim Thanh được trở về mái nhà mới là Đoàn TDTT thuộc Bộ Tư lệnh thông tin, nơi sẽ để lại thật nhiều kỉ niệm cho đến ngày cựu danh thủ được nghỉ ngơi. Là tay chuyền hai bẩm sinh, có tư chất và lối quan sát cùng khả năng nhạy bén, Kim Thanh nhiều năm liền là chuyền hai số 1 của ĐTQG, bà cũng tham gia nhiều giải đấu và cùng đơn vị giành nhiều thành tích cao. Trong sự nghiệp của mình, bà Thanh đã nhận được sự hỗ trợ tích cực từ đấng phu quân là cựu danh thủ bóng đá Lê Đình Chính, họ quen nhau trong thời gian cùng ở THL và những đợt tập huấn thu đấu xa nhà, khi có cả bóng đá và bóng chuyền.  

Trong kí ức cựu tuyển thủ một thời, những bước đi đầu tiên của bóng chuyền nữ Thông Tin là chuỗi ngày khó khăn nhưng đầy ắp những kỷ niệm. Thời đó, khó khăn chồng chất khó khăn, nhà tập là bầu trời, sàn tập là xỉ than được lèn đất sét, trời nắng thì còn đỡ, trời mưa tập luyện vất vả vô cùng. Việc chị em tập luyện bị trầy da, rách thịt cũng là chuyện thường tình, không cần bảo nhau nhưng ai cũng quyết tâm tập luyện và rất đoàn kết.  

Năm 1977, bà là HLV đội trẻ Thông tin và tham gia chuyến tập huấn dài ngày tại Trung Quốc, trong đó có những VĐV Nguyễn Thị Hiền, Trần Thị Hợi và sau thời kì này, tay chuyền hai kì cựu Kim Thanh đã có người kế thừa là chuyền hai Nguyễn Thúy Oanh. Người ta nói, Thúy Oanh có nhiều nét giống người thầy, cũng là người chị từ vóc dáng cho đến tính cách.

Bà Thanh được coi là HLV đang giữ kỷ lục về thời gian gắn bó với ĐTQG, bà cũng được coi là người có rất nhiều công lao to lớn cho sự thành công và phát triển của bóng chuyền nữ Thông Tin qua rất nhiều thời kỳ. Bà Thanh có nhiều đệ tử giỏi như: Nguyễn Kim Dung, Nguyễn Thúy Oanh, Nguyễn Tâm Anh, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thị Nhâm...Nhưng nổi tiếng và biết đến nhiều hơn cả chính là phụ công Phạm Kim Huệ. Trong con mắt của bà, Kim Huệ luôn là cô gái bé nhỏ, có cá tính nhưng vô cùng tốt bụng. "Nhớ ngày Huệ mới gia nhập đội bóng, con bé bị phạt phải đứng giữa trời nắng để tôi ghõ bóng cho nó phòng thủ. Không chịu được áp lực con bé bị ngất xỉu. Bản thân mình cũng mệt, cũng xót lẳm, nhưng kỉ luật phải như vậy." Cựu danh thủ tâm sự.

Năm 2010 Nguyễn Thị Kim Thanh chia tay ĐTQG sau hơn 10 năm gắn bó. Năm 2002, bà xin nghỉ theo chế độ, tuy nhiên, đồng đội và những học trò của bà luôn nhớ về một tấm gương mẫu mực trong sinh hoạt và trên sân bãi của người con gái Hà Nội trên sân bóng chuyền.      

"Đi khắp Việt Nam này không tìm được ai như mẹ Thanh. Trong lòng các VĐV từ bao lâu nay đã tự phong cho cô là bà mẹ Việt Nam anh hùng, bởi trong cuộc đời khó có người mẹ thứ hai nào tốt và tâm huyết như cô." Hoa khôi bóng chuyền Phạm Kim Huệ chia sẻ.

 

ANH QUANG


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều