Tiêu đề của website

Kỷ niệm một thời tuổi trẻ: Nhật kí của cựu danh thủ số 1 của đội tuyển bóng chuyền nữ - Nguyễn Thị Mùi

Thời oanh đã trôi qua và thời liệt đã tới. 50 năm trôi qua và tưởng chừng như đã chôn vùi trong dĩ vãng. Không ngờ lại có một ngày được khai quật lên và hồi sinh quay về với quá khứ, để gặp đồng đội, bạn bè đồng nghiệp, ngày ấy là ngày 10 tháng 6 năm 2011. Những cô gái bóng chuyền (BC) ngày ấy là những người đặt viên gạch đầu tiên ở trường Nhổn.


Nguyễn Thị Mùi là một nữ cầu thủ xuất sắc của đội tuyển BC Việt Nam DCCH, thuộc lứa cầu thủ đầu tiên ở Trường Huấn luyện, Nhổn. Trang viết dưới đây được trích từ nhật kí của bà vào dịp Liên đoàn BCVN tổ chức cuộc gặp mặt cách đây đã 2 năm, xin trân trọng giới thiệu.

Vì quá xuất sắc sau trận đấu, bà Mùi được lãnh đạo Campuchia ưu ái và xem là nhân vật VIP trong tiệc chiêu đãi đoàn Việt Nam, được Tướng Lonnon Xiricmatac đich thân mời khiêu vũ.

Thời oanh đã trôi qua và thời liệt đã tới. 50 năm trôi qua và tưởng chừng như đã chôn vùi trong dĩ vãng. Không ngờ lại có một ngày được khai quật lên và hồi sinh quay về với quá khứ, để gặp đồng đội, bạn bè đồng nghiệp, ngày ấy là ngày 10 tháng 6 năm 2011. Những cô gái bóng chuyền (BC) ngày ấy là những người đặt viên gạch đầu tiên ở trường Nhổn.

Thời đó là chiến tranh ác liệt không có sân tập trong nhà và đối tượng tập như thời nay. Phải lấy đội nam làm đối tượng thi đấu. Ngủ không yên giấc, tập không yên tâm vì máy bay Mĩ bắn phá không kể ngày đêm. Mỗi lần báo động, chị em chui xuống hầm tránh đạn, máy bay đi rồi lại chui lên và tập luyện trong giá rét. Đang ngủ có báo động lại phải chạy xuống hầm. Để khoác được chiếc áo có dòng chữ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chị em BC thời đó đã phải hi sinh không kể nắng mưa, hi sinh cả ngày chủ nhật ở lại vừa tát nước hầm vừa tập bù. Những quả tập là đập vào hình đầu giặc Mĩ. Thời đó đối với tôi có 2 kỉ niệm sâu sắc nhất, hầu như đã ăn sâu vào trong máu thịt không bao giờ quên. Mỗi lần xem BC của thế hệ ngày nay thì trong tôi lại như bộ phim quay chậm.

Từ trái sáng: Phúc, Mùi, Bộ trưởng Văn hoá mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Nguyễn Văn Hiếu, Bộ trưởng Hoàng Minh Giám, Liên, Hoa. Hàng ngồi: Lợi, Quế, Bình.

Kỉ niệm thứ nhất: vào năm 1963, sau khi tham dự giải GANEFO thế giới lần thứ nhất tổ chức tại Jarkata về nước, đội vinh dự được gặp Bác Hồ. Khi gặp Bác mặc bộ đồ nâu tại Phủ Chủ tịch ngày nay là lăng Bác.

Kỉ niệm thứ hai: vào năm 1966, trận đấu lịch sử tranh giải huy chương đồng Việt Nam gặp Campuchia với tay đập khét tiếng Campuchia tên là Sirirat cao 1m75 mang áo số 3. Lúc đó Việt Nam cao nhất là Khiêm, đội trưởng chỉ cao 1m73. Trước khi làm lễ chào cờ , tôi thấy bên tay trái của khán đài là vợ chồng Quốc Vương Sihanouk cùng người con trai 12 tuổi. Gia đình ông ngồi hàng ghế cuối cùng sau lưng trọng tài, cùng hàng ghế đó có đại sứ Việt Nam là ông Bộ trưởng Hoàng Minh Giám và giáo sư Nguyễn Văn Hiếu. Trên khán đài gồm có rất đông Việt Kiều và đoàn bóng đá Việt Nam đi cổ động.

Trận đấu bắt đầu giằng co với tỉ số 2 đều. Ở hiệp thứ 5 đội Campuchia dẫn trước Việt Nam với tỉ số 14-4. Với tỉ số này, trưởng đoàn Việt Nam đứng tim và Kiều bào ngồi im phăng phắc. Đội Việt Nam đã đẩy được Sirirat làm mưa làm gió hàng trên xuống hàng dưới và lúc này là Mùi mang áo số 8 lên vị trí số 4. Chưa bao giờ thấy đồng đội gắn bó động viên nhau như lúc này vì lá cờ đỏ bay trên đất khách. Tất cả có bóng đều dồn cho tôi xử lí bất cứ cao thấp dù bóng tới vị trí nào chỉ cần lên khỏi mặt lưới là tôi đập vì tôi đập điều chỉnh rất tốt và bảo đảm đồng đội yên tâm và tin tưởng. Mỗi một quả ăn điểm trực tiếp tôi là nghe đoàn bóng đá hét to lên: “Anh hùng đại đội”, và chúng tôi đã kéo điểm bò lên trên 10 rồi san bằng tỉ số. Đội bạn đã lâm vào trạng thái lúng túng và tôi đã kết thúc trận đấu bằng một quả bỏ nhỏ mà 4 cầu thủ bên kia ngã lăn ra không cứu được.

Việt Nam giành được HCĐ sau Trung Quốc và Triều Tiên là như thế đấy. Tiếng Kiều bào hô to vui mừng như vỡ cả sân. Ra về hớn hở bắt tay tạm biệt với 2 hàng nước mắt làm tôi khóc theo. Hôm sau tại Campuchia đã xuất bản tờ báo của người Pháp nói rằng: “Phụ nữ Việt Nam muốn là được bởi họ có những trái tim dũng cảm”.

Nguyễn Thị Mùi và Sisarat sau trận đấu lịch sử

Trước khi bay ra Hà Nội để dự cái ngày kỉ niệm 50 năm đó, tôi đã được gặp anh Trần Duy Long trong 1 nhà hàng. Anh Long là 1 VĐV bóng đá ngày đó đã khoác áo đội tuyển rất nhiều. Sau ngày giải phóng, anh là HLV đội tuyển bóng đá và anh từng nói với tôi rằng: “Ngày nay mà có VĐV bóng chuyền được tôn vinh là bàn tay vàng, thì thời đó các em phải được tạc tượng”. Tôi mỉm cười và nghĩ những người hiểu được như anh Long chắc là còn sót lại rất ít.

 

Nguyễn Lưu

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều