Tiêu đề của website

Nghịch lý bóng chuyền

Năm 2010 là năm thất bại của bóng chuyền Việt Nam. Sự thất bại không chỉ là việc bóng chuyền Việt Nam toàn thua 7 trận tại Asiad 16, mà còn là những nghịch lý mà bóng chuyền đang phải gánh chịu.

Năm 2010 là năm thất bại của bóng chuyền Việt Nam. Sự thất bại không chỉ là việc bóng chuyền Việt Nam toàn thua 7 trận tại Asiad 16, mà còn là những nghịch lý mà bóng chuyền đang phải gánh chịu.
Ra quân là... thất bại Bóng chuyền được xem là môn thể thao hoạt động chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam. Từ những năm 80-90 của thế kỷ trước, bóng chuyền đã có những công ty, doanh nghiệp “nuôi” trọn gói. Từ năm 1995, có những giải mang tính thương mại cao như Tiger Grand Prix ra đời và duy trì được 3 năm. Bóng chuyền cũng là môn đăng cai vô số giải đấu tầm cỡ thế giới, được Đài Truyền hình Việt Nam cực kỳ ưu ái ở chuyện truyền hình trực tiếp chỉ sau môn bóng đá. Những năm 90, phong trào bóng chuyền phát triển rầm rộ trên cả nước. Đến những năm 2000, tương tự bóng đá, bóng chuyền thuê được VĐV ngoại, doanh nghiệp tư nhân liên tục nhảy vào đầu tư.
Tại Asiad 16, Việt Nam (áo trắng) thua cả Myanmar.
Cứ tưởng với nền tảng đó bóng chuyền Việt Nam sẽ phát triển mạnh. Nhưng chỉ một lần duy nhất, đội tuyển nam đoạt HCĐ tại SEA Games (2007) còn đội tuyển nữ vẫn chỉ là HCB, không vượt qua nổi Thái Lan. Thất bại đủ 7 trận tại Asiad 16 là cú sốc lớn đối với những nhà chuyên môn bởi đây là cơ hội thi đấu đỉnh cao hiếm hoi, đo lường được chất lượng của cả một nền bóng chuyền nhưng rốt cục chỉ là thất vọng não nề. Bóng chuyền trong nhà đã thế, bóng chuyền bãi biển còn giậm chân tại chỗ lâu hơn khi cứ bước ra tranh tài thế giới là… thua. Nghịch lý Chiều cao của VĐV Việt Nam ngày càng được cải thiện. Trước đây cao hơn 1,80m đã là mừng, nay trung bình đội tuyển nam đã hơn 1,85m, nhiều VĐV cao hơn 1,90m. Ở đội nữ, chiều cao trung bình đã gần 1,80m. Xét về yếu tố hình thể, Việt Nam không thua kém so với châu lục. Cũng như bóng đá, bóng chuyền tập luyện và thi đấu suốt năm, gần như đều là những VĐV chuyên nghiệp, chỉ ăn và tập. Với một điều kiện như vậy, cứ tưởng không đến mức quá khó để nâng cao chất lượng thi đấu bởi bóng chuyền là môn chơi tập thể, không đối kháng, thi đấu có chiến thuật rõ ràng nên tự mỗi VĐV, mỗi đội bóng có thể thay đổi được trình độ của mình trong một thời gian không dài như các môn mang tính cá nhân khác. Nhưng bao nhiêu năm qua, chất lượng chuyên môn hầu như không thay đổi. 2 điểm yếu cố hữu là bắt bước một và chuyền hai ngày càng kém đi trong khi chiến thuật thi đấu lại không theo kịp thế giới. Gần 3 năm qua, đội nam trông đợi vào chiều cao của Ngô Văn Kiều còn đội nữ cũng chỉ chờ Nguyễn Thị Hoa với lý do tương tự. Là môn chơi tập thể, không thể trông cậy cả vào một cá nhân dù tài giỏi đến đâu. Theo các nhà chuyên môn, một trong những nguyên nhân thất bại chính là thiếu sự cọ xát đỉnh cao. Dù mỗi năm, bóng chuyền Việt Nam có nhiều giải đấu nhưng đều mang tính nội bộ, không có sự tham gia của các đội mạnh nước ngoài. Nói đâu xa, giải VTV Bình Điền dành cho nữ 4 năm qua vẫn chỉ có các đại diện chủ nhà vào chung kết. Thi đấu thì nhiều nhưng chất lượng giải thấp, làm sao nâng cao chất lượng? Trong khi đó, ngày trước, mỗi năm các đội tuyển còn xuất ngoại được 1-2 lần, về sau thì thôi hẳn nên thất bại tại Asiad 16 là lẽ đương nhiên. Nhận được khá nhiều ưu ái, có được điều kiện mà ngay cả môn bóng đá cũng phải ghen tị nhưng bóng chuyền Việt Nam vẫn ở trong vòng lẩn quẩn với những nghịch lý của mình.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều