Tiêu đề của website

Bóng chuyền nam TPHCM “tách” khỏi liên đoàn hết sa sút?

Như tin đã đưa, sau khi bị xuống hạng, đội bóng chuyền nam TPHCM đã được chuyển về cho Trung tâm thể thao Phan Đình Phùng quản lý. Tuy nhiên, vừa mới đây, đội lại được Sở VH-TT-DL chuyển sang Trung tâm VH-TT Phú Nhuận phối hợp cùng công ty Maseco quản lý.

Như tin đã đưa, sau khi bị xuống hạng, đội bóng chuyền nam TPHCM đã được chuyển về cho Trung tâm thể thao Phan Đình Phùng quản lý. Tuy nhiên, vừa mới đây, đội lại được Sở VH-TT-DL chuyển sang Trung tâm VH-TT Phú Nhuận phối hợp cùng công ty Maseco quản lý.
Đây là mô hình đang thực hiện đối với đội nữ do Trung tâm VH-TT Tân Bình phụ trách. Cách làm này là chủ trương mới nhất mà Sở VH-TT-DL tiến hành nhằm cải thiện các môn thể thao đỉnh cao đồng thời giải quyết sự chồng chéo giữa các liên đoàn và bộ môn thuộc sở.
Mô hình của đội bóng chuyền nữ Tân Bình chưa hẳn sẽ áp dụng thành công với đội bóng chuyền nam TPHCM. Ảnh: NGUYỄN NHÂN
Việc đội nữ giao cho Tân Bình nhận được sự đồng tình là điều dễ hiểu bởi Tân Bình là cái nôi trực tiếp phát triển phong trào bóng chuyền nữ (có cả bóng chuyền bãi biển). Giao cho Tân Bình chỉ là một kiểu trả về chỗ cũ, đúng người đúng việc. Thế nhưng, việc chuyển đội nam cho Phú Nhuận lại là một vấn đề khác. HLV Lê Hồng Hảo cho biết, cái khó của bóng chuyền TPHCM bắt đầu từ khâu đào tạo khi không tìm được hướng ra cho những cầu thủ đang tập luyện tại Trường Năng khiếu nghiệp vụ. Đa số VĐV đều chọn hướng tiếp tục học văn hóa hơn là theo nghiệp thể thao. Tình hình bóng chuyền đỉnh cao càng sa sút, việc đào tạo càng có nguy cơ phá sản. Nhưng ở đỉnh cao, sự bất cập trong công tác quản lý, trách nhiệm giữa bộ môn và liên đoàn càng làm cho mọi thứ “loạn” hơn. Cái “gốc” của đội bóng chuyền nam là ở Trường Năng khiếu nghiệp vụ, nơi đào tạo chính cho bóng chuyền TP. Từ trước đến nay, đội tập luyện tại Trung tâm thể thao Phan Đình Phùng vì đây cũng được xem là “tổng hành dinh” của Liên đoàn Bóng chuyền TPHCM. Chính vì vậy, khi giao đội bóng chuyền cho Trung tâm Phan Đình Phùng cũng là điều hợp lý, nhận được sự đồng thuận cao. Tuy nhiên, khi giao đội cho Trung tâm VH-TT Phú Nhuận, rõ ràng có một sự “xuống cấp” nhất định vì đây chỉ là một trung tâm cấp quận. Ngoài ra, qua việc giao đội bóng chuyền nam cho Phú Nhuận, quyền hành rõ ràng nằm trong tay Sở VH-TT-DL còn vai trò của Liên đoàn Bóng chuyền TP rất mờ nhạt. Đó là chưa nói, liệu Phú Nhuận có đủ kinh nghiệm để điều hành môn bóng chuyền hay không? Trước tình hình đó, việc giao cho một trung tâm cấp quận quản lý đội nam sẽ khiến cho tương lai của bóng chuyền TPHCM trở nên mông lung. Với cách làm như hiện nay, sự tồn tại của bóng chuyền nam TPHCM phụ thuộc nhiều vào nhà tài trợ Maseco. Chính vì thế, giới hâm mộ chỉ còn hy vọng Maseco sẽ làm tốt công việc của mình, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp khác cùng đầu tư cho thể thao. Việc tách đội bóng chuyền khỏi sự điều hành của Liên đoàn Bóng chuyền được xem như một hành động “giải thể có điều kiện” tổ chức một thời hoạt động rất hiệu quả này. Thực tế là trong tay liên đoàn hiện chẳng có gì, khi ngay cả Trung tâm Phan Đình Phùng cũng sắp được cải tạo. Có thể nói, trong thời điểm hiện tại, cách làm của Sở VH-TT-DL TPHCM mang ý nghĩa giải quyết trước mắt một số tồn tại nhưng về lâu dài, khi không cải thiện được vai trò của tổ chức xã hội như Liên đoàn Bóng chuyền, cũng khó để thay đổi bộ mặt của bộ môn bóng chuyền TPHCM.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều