Tiêu đề của website

Câu chuyện chấn thương của chủ công Âu Hồng Nhung và phụ công Bùi Thị Ngà

Trong làng bóng chuyền Việt Nam và rộng hơn là thể thao Việt Nam, nếu nói đến đội bóng kém may mắn và gặp phải nhiều chấn thương nặng nhất không ai khác chính là Thông Tin Liên Việt Postbank. Lứa đàn chị trước đây dính phải chấn thương nặng phải kể đến Phạm Thị Kim Huệ, Phạm Thị Yến, Trần Ngọc Diệp… Và sau này lứa đàn em đang gặp phải tình cảnh tương tự là Âu Hồng Nhung và Bùi Thị Ngà.


Trong làng bóng chuyền Việt Nam và rộng hơn là thể thao Việt Nam, nếu nói đến đội bóng kém may mắn và gặp phải nhiều chấn thương nặng nhất không ai khác chính là Thông Tin Liên Việt Postbank. Lứa đàn chị trước đây dính phải chấn thương nặng phải kể đến Phạm Thị Kim Huệ, Phạm Thị Yến, Trần Ngọc Diệp… Và sau này lứa đàn em đang gặp phải tình cảnh tương tự là Âu Hồng Nhung và Bùi Thị Ngà.

Phụ công Bùi Thị Ngà (phải) và chủ công Âu Hồng Nhung (trái).

Sự nghiệp của Âu Hồng Nhung đang ngày càng thăng hoa thì một biến cố bất ngờ xảy ra khi cô gái người Lạng Sơn 2 lần gặp phải chấn thương rất nặng, đỉnh điểm là một lần đứt dây chằng đầu gối và một lần bị vỡ sụn. Nhung đã phải phẫu thuật rồi mất một thời gian dài vận lộn để hồi phục chấn thương.

Cùng chung cảnh ngộ với người bạn xinh đẹp, phụ công Bùi Thị Ngà cũng gặp phải chấn thương từ một buổi tập với dấu hiệu đau ở đầu gối. Theo chuẩn đoán ban đầu, Ngà có thể bị trẹo gối, chỉ cần một ít ngày để điều trị và nghĩ ngơi là có thể trở lại tập luyện, thi đấu bình thường.

Thế nhưng, qua kiểm tra của bác sĩ, tình trạng chấn thương của Ngà rất tệ. Cô bị đứt dây chằng gối, cần phải tiến hành phẫu thuật gấp mới có thể phòng ngừa các nguy cơ đe dọa khả năng tiếp tục chơi bóng đỉnh cao. Nếu mọi chuyện thuận lợi, Ngà cũng chắc chắn phải mất nhiều tháng để hồi phục. Mời các bạn cùng theo dõi phóng sự sau do Đài truyền hình Quân đội thực hiện:

 

Như một hậu quả khó tránh: Giải nào cũng xuất hiện một số cầu thủ vẫn tranh tài khi đang chấn thương hay dính chấn thương mới cũng vì tình trạng thể lực, sức khỏe của họ không giống như kết luận của giấy chứng thực trước đó.

Chính sự chủ quan, ứng phó của các đội bóng, bản thân cầu thủ cùng sự lỏng lẻo trong quản lý tổ chức các giải đấu đã tạo nên một lỗ hổng lớn trong việc phòng chống chấn thương. Và nỗi ám ảnh chấn thương vẫn treo lơ lửng trên đầu các cầu thủ, có thể ngay từ những bản chứng nhận sức khỏe.

BS. Ngô Đức Nhuận - Bệnh viện Thể thao Việt Nam: “Với Thể thao Việt Nam, trước mỗi giải đấu, Ban Tổ chức kiểm soát tình trạng sức khỏe của VĐV bằng tấm giấy khám sức khỏe của các bệnh viện. Nhiều môn, nhiều đội - nhất là các địa phương - mới chỉ đang áp dụng chế độ khám sức khỏe thông thường. Đó chính là sơ hở lớn nhất trong lĩnh vực y học thể thao, làm giảm đáng kể khả năng quản lý, kiểm soát và đề phòng nguy cơ chấn thương, thậm chí là đột quỵ với các VĐV”.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều