Tiêu đề của website

Những Chiến Binh Can Trường (P2)

Đối với người bình thường, thuốc ngủ và thuốc giảm đau thỉnh thoảng mới được sử dụng, riêng tôi, đó như một thứ "thực phẩm" phụ của mình. Điều đó có nghĩa là chúng tôi thường xuyên phải đối mặt với chấn thương, đau đớn và chứng mất ngủ vì căng thẳng. Tôi cũng nói với các em rằng trong thể thao, để có một phút vinh quang, chúng ta sẽ phải đổi bằng hàng giờ nước mắt, khổ luyện, cả những đau đớn về thể xác và tinh thần, nhất là đối với phụ nữ. Bản thân tôi, tôi đã hy sinh cho nghề quá nhiều. Đó là tâm sự chân thành về những khó khăn trong tập luyện của một trong những tượng đài bóng chuyền Việt Nam – Hà Thu Dậu.


Đối với người bình thường, thuốc ngủ và thuốc giảm đau thỉnh thoảng mới được sử dụng, riêng tôi, đó như một thứ "thực phẩm" phụ của mình. Điều đó có nghĩa là chúng tôi thường xuyên phải đối mặt với chấn thương, đau đớn và chứng mất ngủ vì căng thẳng. Tôi cũng nói với các em rằng trong thể thao, để có một phút vinh quang, chúng ta sẽ phải đổi bằng hàng giờ nước mắt, khổ luyện, cả những đau đớn về thể xác và tinh thần, nhất là đối với phụ nữ. Bản thân tôi, tôi đã hy sinh cho nghề quá nhiều. Đó là tâm sự chân thành về những khó khăn trong tập luyện của một trong những tượng đài bóng chuyền Việt Nam – Hà Thu Dậu.

 

Bóng chuyền Việt Nam tuy đã được xã hội quan tâm, nhưng thực tế nếu so sánh mức đầu tư của bóng chuyền Việt Nam còn thua xa các nước khác trong khu vực, chứ chưa nói gì đến thế giới. Chế độ dinh dưỡng chỉ đủ no chưa nói đến ngon, không có sự trợ giúp nhiều về y học, thuốc bổ, quá tải trong tập luyện và thi đấu, chấn thương đối với vđv bóng chuyền VN là chuyện thường tình.

Không ai khác, hoa khôi bóng chuyền Phạm Kim Huệ trong thời kỳ đỉnh cao phong độ đã từng dính phải chấn thương nặng giãn u xương chày trong một lần tập luyện. Kim Huệ vắng mặt ở 2 kỳ SEA Games 24, 25 nhưng với những nỗ lực trở lại tuyệt vời, hoa khôi bóng chuyền đã có mặt trong đội hình tuyển bóng chuyền nữ giành HC bạc Sea Games 26, kỳ SEA Games thứ 5 và sắp tới là kỳ Sea Game thứ 6 trong cuộc đời Kim Huệ.

Phạm Thị Yến cũng phải mất một thời gian khá dài để vật lộn với các chấn thương lớn nhỏ. Tường chừng như phải giải nghệ đúng thời kỳ sung sức nhất, nhưng cùng với cố gắng của bản thân và sự động viên của người hâm mộ, Phạm Thị Yến đã trở lại không thể ấn tượng hơn.

Đội trưởng của tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Việt Nam cũng từng tâm sự: “Trong sự nghiệp của mình, khó khăn nào tôi cũng có thể vượt qua được nhưng sợ nhất là chấn thương. Năm 2010, tôi từng nghỉ dài hạn để sang Singapore mổ đầu gối bị mẻ sụn. Đó là quãng thời gian khó khăn và đầy thử thách. Dẫu biết nếu tiếp tục thi đấu có thể bị đau nhiều hơn nhưng tôi không thể ngồi ngoài trong lúc này”.

 

Nhìn Đào Thị Huyền hay Âu Hồng Nhung trên sân nhanh nhẹn là thế, nhưng ít ai biết rằng sau mỗi buổi tập hay thi đấu, điều đầu tiên của Huyền là chườm đá, bởi vì ngay lúc này clb Thông Tin vẫn đang rất cần cô nên chấn thương ở gối của vđv này đến nay chưa thể nghỉ để điều trị dứt điểm. Hay Âu Hồng Nhung trong năm 2012 cũng gặp phải một chấn thương gối khá nặng và cũng phải mất một thời gian nghỉ thi đấu để điều trị, có thể do cố gắng tập luyện để có thể theo kịp đồng đội mà chấn thương đang có dấu hiệu chuyển sang gối còn lại.

Bóng chuyền nam Việt Nam, nếu nói về chấn thương chắc phải kể đầu tiên là Ngô Văn Kiều. Sau Sea Game 25 trên đất Thái Lan, nổi lên với biệt danh oanh tạc cơ số 1 Việt Nam. Sự nghiệp từ đó cũng lên như diều gặp gió, nhưng “ngày vui vốn chẳng tày gang” phải thi đấu nhiều đến mức quá tải, hệ lụy là hàng loạt chấn thương liên tiếp. Và cho đến tận ngày hôm nay, oanh tạc cơ vẫn chưa tìm lại được hình bóng xưa của mình.

Một nhận vật, không thể không nhắc đến là Nguyễn Đình Lập (TANB). Thua thiệt bạn bè khi đến với bóng chuyền khá muộn nên bản thân Đình Lập đã phải quyết tâm và chăm chỉ tập luyện gấp đôi những vđv khác. Nhưng trớ trêu thay, trời không chiều lòng người khi năm 2011 anh đã dính phải chấn thương gối khá nặng phải nghỉ một thời gian khá dài. Chế độ lương thưởng bị cắt giảm, không những vậy một bên chân còn bị teo nhỏ, tưởng chừng như mọi cánh cửa đóng sập trước mắt. Đúng lúc đó nhờ có sự động viên của gia đình và sự nỗ lực của bản thân Đình Lập đã trở lại. Năm 2013 anh và các đồng đội của mình đã giúp Ninh Bình giành chức vô địch cup Hùng Vương và lần đầu tiên có tên trong danh sách đội tuyển quốc gia, đây có thể nói là thành quả ngọt ngào sau nhiều năm khổ luyện.

Hỏi về chấn thương trong đời vđv, 10 người thì cả 10 người đều thừa nhận: trong đời vđv ai cũng đều gặp phải chấn thương may mắn là “trầy da tróc vảy”, đau gối, lật cổ chân, nhẹ nhẹ cũng phải là gãy tay như: Hữu Hà, Quang Khánh, Bùi Công Tuấn Anh... Còn có những trường hợp nặng phải mổ gối, mẻ sụn chấn thương cột sống, nghỉ vài tháng, một, hai năm là chuyện thường. Đôi khi có những trường tàn tật suốt đời không thể thi đấu.

Vài chục triệu cho mọi loại chấn thương

Đáng kinh ngạc hơn, đã hơn 10 năm, chế độ bảo hiểm vđv vẫn chưa có gì thay đổi. Các VĐV khi được triệu tập lên đội tuyển chỉ được mua bảo hiểm y tế năm một, ở mức thấp nhất, do các Trung tâm HLTTQG trích ra từ nguồn kinh phí sự nghiệp chung. Có nghĩa là lâu nay, ngành thể thao chưa từng có danh mục và nguồn kinh phí riêng cho mảng quan trọng bậc nhất này.

Nếu để ý kỹ, lâu nay, các tuyển thủ dính chấn thương đều được điều trị ngay tại Bệnh viện Thể thao, hay các cơ sở trong nước, với chi phí khoảng 20-50 triệu đồng, do ngành thể thao ứng trước rồi thanh toán với bảo hiểm. Họa hoằn lắm mới có một vài “ca” được điều trị với mức cao nhất cũng không qua nổi con số 100 triệu đồng, mà đã phải được lãnh đạo ngành quan tâm đặc biệt, đưa vào diện đặc cách rồi “giật gấu vá vai” từ những nguồn khác.

Vì thế, nếu tuyển thủ chấn thương nặng, chỉ đến mức phải mổ thôi, đã là cả một vấn đề nan giản. Đơn giản vì chi phí cho một ca phẫu thuật vượt xa mức chi trả của bảo hiểm y tế. Với các trường hợp phải đưa ra nước ngoài chữa trị thì ngành thể thao hoàn toàn bó tay.

 

Xếp hàng chờ phẫu thuật

Kể từ khi có bệnh viện ngành cũng như đẩy mạnh hợp tác với nước ngoài, mỗi năm ngành thể thao đã có thể giải quyết cho khoảng 10 trường hợp tuyển thủ bị chấn thương nhiều loại - cổ, vai, chân được điều trị, phẫu thuật thành công (ở tất cả các bộ môn). Nhưng đó chỉ là những ca chưa đến nỗi khó và phức tạp, có thể làm ngay trong nước và nó mới đáp ứng được một phần đòi hỏi thực tế.

Theo thống kê, chỉ tính các tuyển thủ QG, lúc nào cũng có cả chục trường hợp chờ đến lượt được phẫu thuật chấn thương. Có người chờ đến 2-3 năm vẫn chưa đến lượt. Có người nản đến mức phải vay mượn tiền để tự lo cho mình, bởi có khi đến lượt đã lỡ mất cả cơ hội tập luyện thi đấu, chưa kể để những hậu quả tệ hại do chậm trễ.

Đơn cử đội trưởng đội tuyển bóng chuyền nam Ngô Văn Kiều sang Singapore phẫu thuật với 30.000 USD chi phí đều do CLB Sanest Khánh Hòa lo mà không nhận được một đồng hỗ trợ nào từ ngành thể thao. Hay đội trưởng đội tuyển nữ bóng chuyền Việt Nam Nguyễn Thị Ngọc Hoa cũng là một trong những trường hợp tương tự.

Dễ hiểu vì sao khi lên tuyển, các VĐV lại sợ nhất chấn thương. Trong nhiều trường hợp, họ “lĩnh đủ” bởi chế độ bảo hiểm quá thấp, điều kiện chữa trị hồi phục yếu kém và nhất là có thể  trở thành “quả bóng” bị đá đi đá lại.

Vẫn biết trong tập luyện thể thao chấn thương là điều không thể tránh khỏi, nhưng với chế độ đãi ngộ như hiện nay, các vđv của ta một mặt vẫn phải oằn mình chống chọi với chấn thương, một mặt vẫn giữ được tinh thần thi đấu máu lửa, không ngoa khi gọi họ là những chiến binh can trường.

                                                                                                                          Hưng Hà

 

 

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin
Nguyễn Thị Ngọc Hoa

Nguyễn Thị Ngọc Hoa

Ngày sinh: 10/11/1987
Quê quán: Long An
CLB: VTV Bình Điền Long An, Bangkok Glass
Vị trí: phụ công
Số áo: 9
Tiêu điểm
Xem nhiều