Tiêu đề của website

Bóng chuyền Việt Nam và bài toán đi tìm lối chơi

Như vậy, giải bóng chuyền nữ vô địch các CLB Châu Á đã kết thúc, vượt qua hai ứng cử viên vô địch đến từ Nhật Bản và Trung Quốc, CLB Bangkok Glass của Thái Lan  đã giành ngôi vô địch một cách thuyết phục. Nhìn từ thành công của họ rõ ràng bóng chuyền Việt Nam cần học hỏi rất nhiều từ chức vô địch của CLB Bangkok Glass, từ hệ thống đào tạo, tuyển chọn lực lượng đến chế độ dinh dưỡng, trong rất nhiều yếu tố, chúng tôi xin nói đến một vấn đề bấy lâu nay vẫn đang được quan tâm, đó là lối chơi nào phù hợp với thể trạng cho vđv bóng chuyền Việt Nam. Vấn đề này đã được đề cập rất nhiều lần nhưng hiện vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức.


Như vậy, giải bóng chuyền nữ vô địch các CLB Châu Á đã kết thúc, vượt qua hai ứng cử viên vô địch đến từ Nhật Bản và Trung Quốc, CLB Bangkok Glass của Thái Lan  đã giành ngôi vô địch một cách thuyết phục. Nhìn từ thành công của họ rõ ràng bóng chuyền Việt Nam cần học hỏi rất nhiều từ chức vô địch của CLB Bangkok Glass, từ hệ thống đào tạo, tuyển chọn lực lượng đến chế độ dinh dưỡng, trong rất nhiều yếu tố, chúng tôi xin nói đến một vấn đề bấy lâu nay vẫn đang được quan tâm, đó là lối chơi nào phù hợp với thể trạng cho vđv bóng chuyền Việt Nam. Vấn đề này đã được đề cập rất nhiều lần nhưng hiện vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

 

Một điều rất thú vị, nếu như so chiều cao trung bình của các cô gái của Thái Lan họ còn thấp hơn đội tuyển Việt Nam tới 1,5cm, đặc biệt theo các chuyên gia thì  chỉ số này đã tồn tại suốt 20 năm qua, nhưng thành tích của họ lại ngày càng đi lên.

Bóng chuyền Thông Tin Liên Việt Postbank thất bại toàn diện tại Giải bóng chuyền các CLB châu Á 2015. Ảnh: Internet.

Vậy! Với thể hình ngang bằng thậm chí thấp hơn vđv của Việt Nam, Thái Lan đã chọn và đào tạo lối đánh cơ bản nào?.

Theo nhà báo thể thao Nguyễn Lưu: “20  năm qua, chúng ta luôn chờ đón một hội thảo nào đó mang tính toàn quốc để tìm cho ra cách chơi của bóng chuyền Việt Nam phù hợp với tố chất và thể hình của người Việt Nam, lâu lắm rồi chúng ta chưa làm được điều này.

Họ đã mạnh dạn tìn được lối đánh riêng cho mình, họ ko như chúng ta cố tìm cách tăng cường phụ công đánh nhanh khu vực trên lưới mà họ đã tập trung xây dựng các mô hình chủ công, không có chiều cao lắm, đánh xa lưới sẽ trấn áp được hàng chắn đối phương. Họ chú ý đập bước 1, trong khi đó bài học yếu mươn thưở của VN lại là bước 1, sự linh hoạt, cho đến nay chưa sửa chữa đc bao nhiêu”.

Người Thái tiếp tục bước lên đỉnh châu Á. 

Tại sao để tìm được những lối đánh mang tính chất sở trường cho riêng mình đối với bóng chuyền Việt Nam lại khó khăn đến như vậy?

Theo ý kiến của ông Trần Văn Thư - Phó ban chuyên môn Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam: “Điều kiện mình có, chế độ mình có con người cũng có nhưng xuất phát từ người thầy, HLV chỉ dạy theo kinh nghiệm, chưa có bài bản, huấn luyện theo tự phát,  Như Thái Lan ấy, cái cậu Kiatipong ấy, là vđv tốt lại được đi học công tác đào tạo bóng chuyền của liên đoàn thế giới, về dạy thành một hệ thống, và từ đó các hlv dưới cứ thế mà làm, hệ thống tuần tự từ dưới lên chứ VN mình không có cái đó”.

Muốn đột phá, không còn cách nào khác, bóng chuyền nữ Việt Nam phải làm lại từ đầu, từ một chiến lược, mục tiêu mang tầm châu Á tới hệ thống đào tạo trẻ. Phương thức khả thi nhất chính là học ngay chính Thái-lan. Để có đỉnh cao như ngày hôm nay, họ đã trải qua tới hai thập kỷ bền bỉ đào tạo trẻ, xây dựng giải VĐQG, ĐT cấp quốc gia các lứa tuổi... Hệ thống đào tạo quốc gia của họ gồm năm lứa tuổi, bắt đầu từ U.13 cho đến ĐTQG, theo một chương trình chung, dưới sự dẫn dắt của một đội ngũ HLV hùng mạnh, thống nhất.

 

DIỆU CHI - VTV


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều