Tiêu đề của website

Bạc như đời nữ vận động viên

Chạnh lòng khi nghe bốn câu thơ trên, khi bên tai văng vẳng câu chuyện về bóng đá nam với bóng đá nữ, về một nữ hoàng điền kinh nhọc nhằn mưu sinh, về những nữ vận động viên đã mang về thành tích cho dân tộc nhưng vẫn còn nặng…

Chạnh lòng khi nghe bốn câu thơ trên, khi bên tai văng vẳng câu chuyện về bóng đá nam với bóng đá nữ, về một nữ hoàng điền kinh nhọc nhằn mưu sinh, về những nữ vận động viên đã mang về thành tích cho dân tộc nhưng vẫn còn nặng gánh về một mái nhà.
Một trong những hình ảnh ấn tượng của thể thao nữ: Kim Chi chấn thương chảy máu đầu nhưng vẫn thi đấu và chiến thắng.
Chạnh lòng khi nghe bốn câu thơ trên, khi bên tai văng vẳng câu chuyện về bóng đá nam với bóng đá nữ , về một nữ hoàng điền kinh nhọc nhằn mưu sinh, về những nữ vận động viên đã mang về thành tích cho dân tộc nhưng vẫn còn nặng gánh về một mái nhà. Dư luận đã từng xót xa, bất bình trước việc nhà vô địch SEA Games 22 Nguyễn Thị Nụ phải đi nhổ cỏ, chăm sân bóng; HLV bóng chuyền Vũ Thị Huệ phải đi quét rác để kiếm sống hay Thu Cúc – cô gái vàng của điền kinh Việt Nam – phải lay lắt bán cà phê, hay cầu thủ Quách Thanh Mai đi sửa xe máy, Kim Chi đi bán bánh mì. Đã có thời những cái tên trên được nhắc đến như những niềm tự hào của thể thao nước nhà. Giờ đây, họ lại có chung một cảnh ngộ đáng buồn.
Nguyễn Thị Nụ với chiếc HCB SEA Games 24 và Nụ đang lui cui nhổ cỏ.
Thương sao nhìn các cô gái vàng ngượng ngùng, vụng về trong áo váy ngày được tôn vinh Quả bóng vàng bởi đời họ đã quen quần đùi áo số, nắng gió mưa sa.
Nhìn về những chiến công họ đem về cho dân tộc , lại thấy đắng lòng khi nhìn hình ảnh những cô gái vàng nâng lên đặt xuống đôi giày xịn khi đi bát phố trong chuyến du đấu, bởi họ chẳng dư giả gì. Đắng lòng với những ánh mắt buồn của các vận động viên bóng chuyền khi nghe nhà báo hỏi về chuyện cơm áo gạo tiền. Đắng lòng với cả danh xưng "các cô gái chân dài" người ta dùng để nói về bóng chuyền nữ Việt Nam cho sang và cho vui bởi thực tế thì các cô gái chân dài này đang phải chống chọi với đủ mọi thiếu thốn chứ chẳng được lung linh như "chân dài" thứ thiệt. Cái cách nữ thủ môn Kiều Trinh trả lời nghe sao mà xúc động quá "Còn sức, ngoài 30 vẫn chơi cho tuyển", vậy mà có những anh chưa đến 30 đã trốn lên tuyển. Thương sao khi đã qua biết bao thế hệ nhưng bóng đá nữ Việt Nam vẫn duy trì được truyền thống của những cô gái luôn có trách nhiệm với cái nghiệp mà mình đã chọn. Thương sao nhìn các cô gái vàng ngượng ngùng, vụng về trong áo váy ngày được tôn vinh Quả bóng vàng bởi đời họ đã quen quần đùi áo số, nắng gió mưa sa.
Bạc như đời nữ vận động viên nhưng cứ thi đấu là những cô gái Việt như Kiều Trinh cứ cống hiến hết mình. Tinh thần ấy ở đâu nơi các đấng mày râu?
Có chị còn nhắc đến hai từ số phận khi kể về những đồng đội may mắn khi lấy chồng có một chỗ ấm thân và nhẹ nhàng giải nghệ, nhưng đời thể thao nữ có bao nhiêu người may mắn lấy chồng huống hồ là may cả khi về nhà chồng?
Đâu ai trong trong số những cô gái vàng ấy không than thân trách phận nhưng trong câu chuyện lại hàm chứa sự tủi thân của việc chọn môn, chọn nghề. Có chị còn nhắc đến hai từ số phận khi kể về những đồng đội may mắn khi lấy chồng có một chỗ ấm thân và nhẹ nhàng giải nghệ, nhưng đời thể thao nữ có bao nhiêu người may mắn lấy chồng huống hồ là may cả khi về nhà chồng? Có người còn đưa mức lương nét 10 triệu so với vài chục triệu/tháng của cầu thủ bóng đá và 5-7 tỷ, thậm chí là 12 tỷ lót tay… Vậy mà xem các cô gái Việt Nam thi đấu thể thao, ai cũng có cái cảm giác lâng lâng và hạnh phúc dạt dào. Những cô gái thiệt thòi đấy thi nhau lập kỳ tích cho thể thao Việt Nam. Họ chiến thắng bằng tinh thần của một cảm tử quân. Còn bên kia, người ta ngán ngẩm vì hai anh bóng bàn đánh nhau giữa xứ ngườ i, vì những lần õng à õng èo làm giá của anh cầu thủ nào đó, vì bệnh ngôi sao khi được tâng bốc và cưng chiều quá nhiều.
Thắng lợi lịch sử trước Hàn Quốc, các cô gái bóng chuyền chỉ được thưởng 100 triệu, một con số nhỏ so với vài tỷ của bóng đá nam.
Theo thể thao đã là thiệt thòi nhiều cho giới nữ, đừng vắt chanh bỏ vỏ, đừng chỉ nói mà không làm.
Không hiểu những nhà quản lý nghĩ gì khi đặt những mức thưởng của thể thao nam - nữ lên bàn cân. Phần thưởng 100 triệu cho toàn đội bóng chuyền sau trận thắng đối thủ lớn Hàn Quốc cùng thành tích lọt vào top 4 Châu Á bởi nó có thấm vào đâu so với những món thưởng treo cao chót vót cho bóng đá nam cỡ 5-7 tỷ và nhiều hơn nữa mà có khi vẫn đá không ra hồn. Bài viết này đến trong dịp 20.10, ngày phụ nữ Việt Nam nhưng không phải chỉ ngày này, chúng tô mới nhớ, mới trân trọng sự cống hiến và hy sinh của các cô gái vàng trong thể thao. Để có được những lần cờ Việt Nam tung bay kiêu hãnh, những lần bạn bè thế giới nhìn Việt Nam đầy ngưỡng mộ, đã phải đánh đổi bằng máu, nước mắt, mồ hôi và cả hạnh phúc riêng tư. Chỉ mong rằng, không chỉ chúng ta luôn nhớ các chị mà các nhà quản lý cũng có hành động thiết thực hơn. Theo thể thao đã là thiệt thòi nhiều cho giới nữ, đừng vắt chanh bỏ vỏ, đừng chỉ nói mà không làm. Và cả khán giả nữa, bóng đá không chỉ có dàn WAGs quyến rũ bên xứ người, không chỉ có World Cup cho nam, bóng chuyền nữ không long lanh như chân dài trên sàn diễn. Theo MCS

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều