Tiêu đề của website

Nhìn từ câu chuyện bản quyền truyền hình: Hẩm hiu bóng chuyền Việt

Bản quyền truyền hình bóng đá Anh tại thị trường Việt Nam cao giá có nguyên nhân rất dễ thấy: tất cả các đài truyền hình từ trả tiền đến đại chúng đều dành đa số thời lượng cho bóng đá ngoại. Tức là chẳng cần phải khảo sát làm gì, những nhà kinh doanh nước ngoài dư sức biết nếu không mua bản quyền truyền hình thì các đài Việt Nam lấy gì mà phát khi hiện nay, số kênh chuyên biệt cho thể thao đã lên đến hàng chục. Tức là tự các đài Việt Nam phơi bày điểm yếu của mình.


Bản quyền truyền hình bóng đá Anh tại thị trường Việt Nam cao giá có nguyên nhân rất dễ thấy: tất cả các đài truyền hình từ trả tiền đến đại chúng đều dành đa số thời lượng cho bóng đá ngoại. Tức là chẳng cần phải khảo sát làm gì, những nhà kinh doanh nước ngoài dư sức biết nếu không mua bản quyền truyền hình thì các đài Việt Nam lấy gì mà phát khi hiện nay, số kênh chuyên biệt cho thể thao đã lên đến hàng chục. Tức là tự các đài Việt Nam phơi bày điểm yếu của mình.

Từ đây mới thấy sự hẩm hiu của thể thao Việt Nam nói chung và bóng chuyền nói riêng. Ngoài V-League vẫn được lên sóng của các đài lớn như VTV, VTC thì các môn thể thao khác hầu như không thể thuyết phục được các đài truyền hình phát sóng nếu không trả tiền. Hiện nay, ngoài bóng đá, chỉ có bóng chuyền là được VTV trực tiếp khi có một vài giải đấu lớn. Trong khi đó, toàn bộ hoạt động tài trợ, quảng cáo của các môn thể thao hoàn toàn lệ thuộc vào việc có được trực tiếp trên truyền hình hay không, đó là chưa kể, muốn được tài trợ thì phải lên sóng của các đài lớn, độ phủ sóng cao.

Hiện tại phong trào các đài truyền hình đứng ra tổ chức các giải thể thao, một cách làm có thể đáp ứng được 2 tiêu chí: tài trợ và phát sóng. Có thể thấy sự thành công của mô hình này qua giải VTV Cúp hay VTV Bình Điền tổ chức hàng năm. Nhưng đây cũng chỉ là hai giải đấu hiếm hoi, còn ngay cả giải đấu quan trọng nhất hàng năm của BCVN là Giải vô địch quốc gia thì việc có trực tiếp cũng là một trong những điều hiếm thấy.

Với việc không đủ điều kiện theo dõi trực tiếp tại NTĐ, thì việc tường thuật trực tiếp là cần thiết để phục vụ khán giả.

Một chuyên gia trong ngành tiếp thị thể thao là ông Trần Văn Nghĩa đã từng nhận xét: Để có cái bắt tay với truyền hình thì những nhà quản lý thể thao phải chủ động. Làm gì có chuyện các đài truyền hình đang phải tự thu - tự chi hoặc dùng ngân sách nhà nước lại tự động “xin” được trực tiếp các giải thể thao. Theo ông, chi phí cho truyền hình chiếm đến 30%-40% ngân sách tổ chức, nên nếu các đài truyền hình là đơn vị đồng tổ chức thì rất có lợi thế trong việc vận động tài trợ.

Đây cũng là một trong những tồn tại của thể thao đỉnh cao Việt Nam. Với số lượng kênh thể thao nhiều, sự cạnh tranh của các đài cũng lớn, thời lượng phát sóng 24/24, điều kiện để thể thao Việt Nam lên sóng truyền hình tốt hơn trước hàng chục lần, nhưng chính sự thụ động của những đơn vị quản lý thể thao, nhất là các liên đoàn đã đẩy thể thao Việt Nam lẫn các đài truyền hình đến chỗ thừa sóng nhưng lại thiếu chỗ cho thể thao nội địa.

Trong hoàn cảnh các đài truyền hình bị cắt giảm ngân sách như hiện nay, thì việc tường thuật trực tiếp các môn thể thao trong đó có bóng chuyền khiến nhiều nhà quản lý đang phải đau đầu trong việc cân đối lại ngân sách. Từ vài năm nay Giải Bóng chuyền VĐQG cũng chỉ được trực tiếp một vài trận, điều này chưa thỏa mãn được nhu cầu của người hâm mộ khiến đại đa số khán giả thường tỏ ra bất mãn. Vòng 2 Giải Bóng chuyền VĐQG tới đây, theo kế hoạch HTV Thể Thao sẽ tường thuật trực tiếp bảng A và VTC sẽ tiếp sóng. Ở bảng B tại Khánh Hòa, các trận đấu vòng bảng sẽ không có trực tiếp, các trận đấu tại vòng bán kết, chung kết dự kiến VTV sẽ trực tiếp phục vụ khán giả.

Tại Thái Lan, hầu hết các trận đấu hấp dẫn của giải bóng chuyền chuyên nghiệp Thai League đều được tường thuật trực tiếp phục vụ khán giả. Điều này về cơ bản sẽ thúc đẩy được phong trào bóng chuyền trên cả nước, mặt khác sẽ giúp cho việc quảng bá hình ảnh của nhà tài trợ giải đấu, cũng như nhà tài trợ cho các CLB.

Riêng mùa giải 2014-2015, Đương kim vô địch Bangkok Glass đã nhận được phần thưởng 1 triệu baht Thái (tương đương 650 triệu đồng) và phần chia sẻ bản quyền giải đấu của LĐBC Thái Lan là 600.000 baht (tương đương 400 triệu đồng).

 

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều