Tiêu đề của website

Bóng chuyền Việt Nam: Gian nan về đào tạo trẻ

Cách đây mấy năm, một đội bóng dự giải vô địch quốc gia chỉ cần trên dưới 1 tỷ đồng/năm. Thậm chí với 500 triệu đồng/năm, một CLB cũng có thể cơ bản đáp ứng được nhu cầu hoạt động để nỗ lực trụ hạng. Song tình thế giờ đã khác hẳn, từ lương thưởng, tập huấn, thi đấu… đều tăng chóng mặt.


Cách đây mấy năm, một đội bóng dự giải vô địch quốc gia chỉ cần trên dưới 1 tỷ đồng/năm. Thậm chí với 500 triệu đồng/năm, một CLB cũng có thể cơ bản đáp ứng được nhu cầu hoạt động để nỗ lực trụ hạng. Song tình thế giờ đã khác hẳn, từ lương thưởng, tập huấn, thi đấu… đều tăng chóng mặt.

Đơn cử, nếu trước đây vận động viên (VĐV) bóng chuyền có mức thu nhập cứng 5 triệu đồng/tháng, thì lúc này đa phần đều nhận khoảng 10 triệu đồng/tháng. Tính sơ sơ, để đảm bảo duy trì, mỗi đội phải có tối thiểu 2 tỷ đồng/năm. Chi phí trung bình của các đội hạng mạnh vào khoảng 2,5 - 3 tỷ đồng/năm. Cá biệt có những đội theo mô hình xã hội hóa triệt để, có Mạnh Thường Quân chịu chơi và “máu” thành tích, chi phí có thể lên tới hơn 10 - 20 tỷ đồng. Thống kê sơ bộ như giải Vô địch thế giới 2015 (chuẩn bị khởi tranh vòng 2 vào tháng 11 tới), số tiền “chảy” qua hơn 20 đội bóng mỗi năm giờ đã vượt mức 100 tỷ đồng.

Cả làng “ăn xổi”

Kinh phí tăng nhanh, có thể còn tăng nữa nhưng hầu hết các đội bóng đều không sợ thiếu tiền. Một vài đội thuộc diện giàu Sanet Khánh Hòa, Maseco TP.HCM; nữ  VTV Bình Điền Long An, Thông tin LienVietPostbank, Ngân hàng Công thương chỉ còn phải lo làm sao cho ra hiệu quả, thành tích tốt. Ở mức độ khác nhau, các đội đã được đảm bảo bởi nhà tài trợ. Ngay cả những đội đang chịu sự quản lý trực tiếp, sống bằng nguồn bao cấp, thì mức đầu tư giờ cũng đã phải nâng lên tương ứng.

Điều thật sự đáng buồn là dẫu không còn thiếu kinh phí, đã có thể chủ động trong đầu tư, đường hướng phát triển nhưng phần lớn các đội lại đang chạy theo xu hướng “ăn xổi”.

Ngân hàng Công thương có bước đi đột phá và bước đầu thành công trong công tác đào tạo trẻ.

Trong số 24 đội hạng mạnh, số còn tập trung làm trẻ, có hiệu quả tốt ít đến nỗi chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay: Nữ Thông tin LienVietPostbank, VTV Bình Điền Long An, Ngân hàng Công thương; nam Biên Phòng, Sanet Khánh Hòa, Tràng An Ninh Bình. Tuy nhiên, chính các “địa chỉ đỏ” này cũng đang bị ảnh hưởng nặng bởi xu hướng “ăn xổi” của bóng chuyền nước nhà. Rất nhiều đội bóng có “số má” hẳn hoi tuyệt nhiên không có tuyến trẻ, các VĐV năng khiếu điển hình như Đức Long Gia Lai. Một số đội khác thì có nhưng chỉ là hình thức, chắp vá tạm bợ lấy thành tích.

Đây là hậu quả của việc các đội bóng đua nhau thuê cầu thủ nước ngoài trong 10 năm từ 2004 tới 2013. Cá biệt có mùa có tới 22/24 đội nam, nữ sở hữu ngoại binh, hầu hết còn thuê tới 2 người để tiện sử dụng. Họ tận dụng triệt để mọi cơ hội nhằm kéo được cầu thủ của đội khác hoặc đang là cầu thủ tự do về đầu quân cho mình.

Thấy rõ những mặt trái khi VĐV ngoại bị lạm dụng thái quá gắn với nhiều bất cập phía hậu trường, bất đắc dĩ Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam phải quyết định “cấm cửa” ngoại binh từ mùa giải 2014. Song, môn thể  thao này vẫn phải trả giá tới tận bây giờ.

Khi “cái nền” đào tạo trẻ bị buông lỏng, hệ quả tất yếu phải đến khi hầu hết các CLB Việt Nam chỉ cần vắng 1-2 trụ cột là lập tức lao đao. Chất lượng các đội tuyển trẻ và đội tuyển quốc gia đang ngày càng đi xuống... Đội tuyển nữ bao năm nay vẫn chỉ phụ thuộc đến mức lệ thuộc vào “con độc” - phụ công hàng đầu châu lục Nguyễn Thị Ngọc Hoa.

Đào tạo trẻ không dễ

Trên thực tế, trong công tác huấn luyện, đào tạo trẻ được coi là giai đoạn khó nhất và cũng tỉ mỉ nhất. Bởi việc biến một đứa trẻ đang là một tờ giấy trắng sau một khoảng thời gian phải chuẩn chỉnh các kỹ thuật cơ bản thực tế không phải dễ. Ngoài việc đòi hỏi một HLV có chuyên môn vững, tâm huyết thì họ còn phải là những chuyên gia tâm lý. Điều này với bóng chuyền Việt Nam được đánh giá là vừa thiếu lại vừa yếu, khi bóng chuyền Việt Nam có quá nhiều HLV nhưng trình độ lại chưa đạt chuẩn, lại không chịu đầu tư thời gian học hỏi.

Ngoài ra công tác tuyển chọn, sàng lọc VĐV đầu vào cũng được đánh giá là vô cùng quan trọng, đòi hỏi VĐV phải đảm bảo về tiêu chí hình thể, tố chất đủ khả năng bồi dưỡng, phát triển nâng cao. Một đội trẻ để có thể làm tốt như VTV BĐLA một năm đã phải tiêu tốn từ 2-3 tỷ đồng, như vậy trung bình 1 năm đội bóng này đã phải tiêu tốn từ 6-9 tỷ đồng cho 3 tuyến trẻ ở thời điểm hiện tại.

Ông Trần Đức Phấn - Tổng thư ký Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam:

Để nâng chất bóng chuyền Việt Nam không còn cách nào khác phải tạo ra bước đột phá về đào tạo trẻ. Hai năm nay, giải VĐQG đã không cho sử dụng cầu thủ ngoại, nhằm thúc đẩy các đội phải chăm lo cho lực lượng tại chỗ. Hiện tại, ngoài giải trẻ quốc gia, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam còn tổ chức một giải trẻ riêng cho các CLB thuộc giải VĐQG mang tính bắt buộc, thậm chí đội nào không có tuyến trẻ dự tranh sẽ bị trừ điểm và bị đánh tụt hạng.

Tới đây, liên đoàn cũng sẽ xây dựng một “khung” đào tạo trẻ thống nhất với sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và quốc tế phù hợp với xu hướng hiện đại, và đặc thù Việt Nam để cung cấp cho các đội bóng, địa phương. ĐTQG đang và sẽ tiếp tục được trẻ hoá mạnh mẽ, nhằm tạo cơ hội tối đa cho các gương mặt trẻ học hỏi, cọ xát.

Ông Thái Thanh Tùng - HLV trưởng đội nữ PVD Thái Bình:

Từ 2002 đến 2007, bóng chuyền nữ Thái Bình luôn giữ  vị trí trong nhóm hàng đầu quốc gia, với đỉnh cao là ngôi vô địch mùa 2007. Tuy nhiên, kể từ đó đến giờ, chúng tôi luôn phải vật lộn với cuộc chiến trụ hạng, bởi không còn có những lứa cầu thủ kế thừa tốt. Rất đáng buồn vì một cái "nôi" đầy truyền thống suốt một thời gian dài không có đại diện nào ở độ tuyển trẻ hay đội tuyển quốc gia nữa. Cũng như nhiều đội khác, Thái Bình đang phải trả giá vì đã quá phụ thuộc vào ngoại binh, cũng như những yếu kém trong khâu đào tạo trẻ, từ phát hiện cho đến đào tạo ban đầu và nâng cao. Chúng ta đã quá chú trọng vào thành tích trước mắt của đội 1, với sự đầu tư thiên lệch nên đã buông lỏng tuyến dưới. Chúng tôi đang quyết tâm và nỗ lực làm lại, song chắc phải mất ít nhất 3 năm nữa mới có thể có được một đội hình đạt chất lượng.

Cây chuyền hai Đặng Thị Hồng:

Cả 2 đội nam nữ Hà Nội từng vô địch quốc gia đã xuống hạng hoặc giải tán và chưa biết bao giờ mới trở lại vì nhiều lý do. Theo tôi điều quyết định chính là cách làm xã hội hoá nửa vời, ăn xổi và không có lực lượng. Ngay cả thời điểm khi còn ở đỉnh cao, như đội nữ Hà Nội thậm chí còn hoàn toàn không tổ chức việc đào tạo cầu thủ trẻ. Gần đây, cả làng bóng chuyền mới bừng tỉnh trước những hậu quả trực tiếp, trước mắt và lâu dài của từng đội bóng.

Rất nhiều biện pháp đã được đưa ra và cũng có những chuyển động tích cực, nhưng chưa đủ mức cần thiết. Hầu hết các đội chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng về lực lượng cùng vòng tròn luẩn quẩn của sức ép thành tích trước mắt, dù giờ đây sự quan tâm và điều kiện kinh phí chung đã tốt hơn nhiều.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin
Nguyễn Thị Ngọc Hoa

Nguyễn Thị Ngọc Hoa

Ngày sinh: 10/11/1987
Quê quán: Long An
CLB: VTV Bình Điền Long An, Bangkok Glass
Vị trí: phụ công
Số áo: 9
Tiêu điểm
Xem nhiều