Tiêu đề của website

Bóng chuyền nữ PVD Thái Bình: Muốn tiếp tục tồn tại, chúng tôi phải tự cứu lấy mình

“Từ 2002 đến 2007, bóng chuyền nữ Thái Bình luôn giữ  vị trí trong nhóm hàng đầu quốc gia, với đỉnh cao là ngôi vô địch mùa 2007. Tuy nhiên, kể từ đó đến giờ, chúng tôi luôn phải vật lộn với cuộc chiến trụ hạng, bởi không còn có những lứa cầu thủ kế thừa tốt.


“Từ 2002 đến 2007, bóng chuyền nữ Thái Bình luôn giữ  vị trí trong nhóm hàng đầu quốc gia, với đỉnh cao là ngôi vô địch mùa 2007. Tuy nhiên, kể từ đó đến giờ, chúng tôi luôn phải vật lộn với cuộc chiến trụ hạng, bởi không còn có những lứa cầu thủ kế thừa tốt. Rất đáng buồn vì một cái "nôi" đầy truyền thống suốt một thời gian dài không có đại diện nào ở độ tuyển trẻ hay đội tuyển quốc gia nữa. Cũng như nhiều đội khác, Thái Bình đang phải trả giá vì đã quá phụ thuộc vào ngoại binh, cũng như những yếu kém trong khâu đào tạo trẻ, từ phát hiện cho đến đào tạo ban đầu và nâng cao. Chúng ta đã quá chú trọng vào thành tích trước mắt của đội 1, với sự đầu tư thiên lệch nên đã buông lỏng tuyến dưới. Chúng tôi đang quyết tâm và nỗ lực làm lại, song chắc phải mất ít nhất 3 năm nữa mới có thể có được một đội hình đạt chất lượng.” Đó là những chia sẻ hết sức thẳng thắn của HLV Thái Thanh Tùng về thực trạng của bóng chuyền nữ Thái Bình.

Thái Bình là tỉnh nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển với trên 1,8 triệu dân, là một trong những địa phương có truyền thống hàng đầu về bóng chuyền, đây cũng là môn thể thao truyền thống được đông đảo nhân dân yêu thích. Được sự quan tâm, tạo điều kiện của các thế hệ lãnh đạo tỉnh, sự nỗ lực của ngành thể dục thể thao nên ngay từ thập kỷ 70, Thái Bình đã được Trung ương phong tặng danh hiệu “Quê hương bóng chuyền 3 nhất”: Phong trào rộng nhất, nhiều đội bóng nhất, và thành tích luôn đạt cao nhất.

Thái Bình là cái nôi lớn của bóng chuyền với rất nhiều danh thủ giỏi, một số được xếp vào hàng siêu giỏi như anh Đào Hữu Uyển, Phạm Quang Tuyến, chị Bùi Thị Lanh, Phạm Thị Gái, sau này là Nguyễn Hữu Hà hay Bùi Thị Huệ… Họ đều đi lên bằng chuyên môn và được công chúng mến mộ ngay khi còn khoác áo thi đấu hay khi đã nghỉ, từ lúc ở địa phương hoặc khi đã thành danh, được lên tuyển làm cầu thủ hay làm HLV. Trong lịch sử vẻ vang của mình, bóng chuyền nữ Thái Bình từng nhiều lần đoạt các danh hiệu cao quý, danh hiệu vô địch toàn miền Bắc, VĐQG vào các năm 1977 và 2007.

Chủ công Bùi Thị Huệ (áo vàng) niềm tự hào của bóng chuyền nữ Thái Bình.

Thế nhưng kể từ sau thời kỳ vàng son của mình, bóng chuyền nữ Thái Bình có dấu hiệu tụt dốc không phanh. Đầu tiên là việc, HLV Thái Thanh Tùng chuyển qua làm lãnh đạo trung tâm. Sau đó cho đến lượt chuyền hai chị Đào Thị phương và chủ công số 1 Bùi Thị Huệ và một số trụ cột khác cũng xin nghỉ thi đấu… Lực lượng trẻ mỏng lại non về chuyên môn khiến cho bóng chuyền quê hương chị Hai năm tấn không còn giữ được thế lực vững chắc của mình. Dù có nhà tài trợ đều đặn, thế nhưng về chế độ các cầu nữ PVD Thái Bình vẫn kém xa các đội bóng như NHCT hay Thông Tin Liên Việt Postbank. Chưa kể việc tuyển chọn đầu vào cũng là một trong những vấn đề nan giải khi phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các đơn vị lớn như: NHCT, Thông Tin LVPB, Hải Dương hay ngay cả Vĩnh Phúc.

Trước thực trạng đáng buồn trên, ngành TDTT Thái Bình đã phải điều động HLV Thái Thanh Tùng quay trở lại nắm bắt và duy trì chuyên môn cho đội 1. Cùng với đó là việc xây dựng lại tuyến trẻ dưới sự dẫn của cặp vợ chồng bóng chuyền nổi tiếng là Trần Văn Giáp và Bùi Thị Huệ và bước đầu đã cho thấy sự khả quan.

Kết thúc vòng 1 giải vô địch quốc gia 2015, PVD Thái Bình xếp ở vị trí thứ 3 tại bảng B sau VTV BĐLA và NHCT. HLV Thái Thanh Tùng đã được triệu tập dẫn dắt đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia tham dự các giải đấu trong năm 2015 gồm giải vô địch bóng chuyền nữ châu Á, SEA Games 28 và VTV Cup 2015. Dù chỉ gắn bó với đội tuyển trong thời gian ngắn, nhưng ông đã để lại dấu ấn rất lớn của mình, đặc biệt ở giải vô địch bóng chuyền nữ châu Á khi đội tuyển Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử đứng vị trí thứ 5 chung cuộc.

Về lực lượng, tương tự như vòng 1, ở vòng 2 này, bóng chuyền nữ PVD Thái Bình vẫn trông cậy vào các tay đập như: Trần Thị Thơm, Phạm Thị Diệp, Phạm Thị Phương, Trần Thị Tỉnh… bên cạnh những tay đập kỳ cựu như Lê Thị Mười hay  Trần Thị Ngoan… Dù không thực sự mạnh mẽ trong tấn công, nhưng PVD Thái Bình lại nổi trội ở khả năng phòng thủ, khả năng tổ chức các tình huống phản công sắc nét, triển khai các miếng đánh lắt léo cũng là một trong những điểm mạnh của đội bóng này.

Để chuẩn bị cho vòng 2 và vòng chung kết giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2015, thầy trò HLV Thái Thanh Tùng đã tham gia một số giải đấu giao hữu để cọ sát và tích lũy kinh nghiệm.  Thành tích đạt được của PVD Thái Bình là chức vô địch giải bóng chuyền Bông lúa vàng 2015, hạng nhì Cúp Bóng chuyền quân đội mở rộng 2015. Thế nhưng tại vòng 2 tới đây, việc phải rơi vào một bảng đấu quá mạnh với sự góp mặt của hai ông lớn là VTV BĐLA và NHCT khiến cơ hội lọt vào top 4 của Bóng chuyền PVD Thái Bình gần như là không thể.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều