Tiêu đề của website

“Lã Bất Vi” trên sân bóng

Thửa xưa, có Lã Bất Vi nổi tiếng vì buôn vua, bán chúa, còn này nay trong bóng đá chuyên nghiệp đã xuất hiện rất nhiều cò. Dùng nhiều chiêu thức những tay cò đã khiến nhiều đội bóng thậm chí rơi vào tình trạng nợ nần, phá sản vì những khoản chi vượt xa giá trị thực của các ngôi sao. Còn các tay "cò", sau khi dùng những xảo thuật để kết thúc các thương vụ, thường kiếm được những khoản lợi nhuận khổng lồ đút vào túi mình. Thực trạng này, với bóng chuyền cũng không ngoại lệ.


Thửa xưa, có Lã Bất Vi nổi tiếng vì buôn vua, bán chúa, còn này nay trong bóng đá chuyên nghiệp đã xuất hiện rất nhiều cò. Dùng nhiều chiêu thức những tay cò đã khiến nhiều đội bóng thậm chí rơi vào tình trạng nợ nần, phá sản vì những khoản chi vượt xa giá trị thực của các ngôi sao. Còn các tay "cò", sau khi dùng những xảo thuật để kết thúc các thương vụ, thường kiếm được những khoản lợi nhuận khổng lồ đút vào túi mình. Thực trạng này, với bóng chuyền cũng không ngoại lệ.

Vietsov Petro là một trong những đội bóng chiêu mộ được nhiều chân dài. Ảnh minh họa

Được mệnh danh là tay buôn có hạng, từng tham gia công tác huấn luyện một đội bóng có truyền thống. Nhưng nhờ có sự khôn khéo và khả năng ăn nói mềm mỏng, ông đã được bố trí vào ban huấn luyện của một đội bóng nhà giàu. Dưới sự mạnh tay của ông chủ giàu có đội bóng, ông đã đưa về rất nhiều chân dài. Để đưa được những chân dài này về đội bóng của mình, ông cũng dùng rất nhiều phương thức tiếp cận và thủ đoạn khác nhau từ: Gọi điện trực tiếp xúi dục bỏ về, xúi dục các đồng đội cũ gọi điện dụ dỗ, vấn đề tài chính hấp dẫn... VĐV lung lay mất đi ý chí tập luyện, bỏ đội, nhiều CLB nghèo tài chính, cũng vì tay cò này mà điêu đứng. Và tất nhiên, nhờ những vụ sàng sê này mà ông cũng kiếm được rất nhiều tiền.

Và mới đây, câu chuyện phá sản của một đội bóng không phải xoàng lại dính đến tay ông “cò” này. Từ chuyện nhập nhằng tài chính đến chuyện điều phối có hạng phía sau hậu trường ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của các chân dài. Với nhiều người, sự giải thể của một đội bóng có thể là buồn, nhưng với tay “cò” điều này chưa chắc đã là chuyện quá to tát.

Tay cò thứ hai, cũng là cựu chủ công một đội bóng tên tuổi, từng lên tuyển và là ngôi sao với những thành tích vang dội và sau khi kết thúc sự nghiệp cầu thủ ông trở thành HLV của một vào đội bóng phía Nam. Từng là tay đánh xuất sắc, nhưng ông này được biết đến tài ngoại giao, khả năng xin kinh phí thành lập đội bóng mới, hơn là khả năng phát triển đội bóng. Có thành công và có thất bại, sau đó số phận đưa đẩy, ông đã trở thành ông bầu và “mua bán sang tay” nhiều chân dài có khả năng thi đấu và có nhu cầu mưu sinh. Đúng là phi thương bất phú, ông biết cách phối hợp với liền anh, liền chị để sàng sê qua lại, có cái hay và cũng có khi làm điêu đứng bạn hàng. Nhiều HLV cũng là người thầy, bị tay cò này chơi một vố đau mà đến giờ vẫn chưa thể quên hận. Có những ông chủ, bà chủ của một CLB vì quá tin tưởng tay cò này mà gần như đã mất trắng cả một đội bóng.

Môi trường bóng chuyền Việt Nam thời buổi quá độ đã đẻ ra một số nhân vật như Lã Bất Vi. Không phủ nhận, những tay cò này đều là người khôn khéo và rất có đầu óc. Nhưng dù có yêu thể thao thì mục đích lớn hơn của các tay cò vẫn là làm sao tiền về túi mình các nhiều các tốt. Giới bóng chuyền vẫn thường nói rằng: “Đúng là cò thời nay, đậu đâu chết đấy”.

 

HỒNG ĐĂNG


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Bài viết cùng chuyên mục
Nội dung đang được cập nhật.
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều