Đó chính là lời phát biểu của luật sư Phạm Huỳnh người từng tham gia rất nhiều các vụ việc về hợp đồng của các cầu thủ bóng đá - khách mời trong chương trình 360 độ thể thao phát trên VTV3 vào lúc 17:00 ngày 16/1/2015.
Hợp đồng lao động của Nguyễn Hữu Hà: Trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội.
Đó chính là lời phát biểu của luật sư Phạm Huỳnh người từng tham gia rất nhiều các vụ việc về hợp đồng của các cầu thủ bóng đá - khách mời trong chương trình 360 độ thể thao phát trên VTV3 vào lúc 17:00 ngày 16/1/2015.
Câu chuyện của Nguyễn Hữu Hà và ĐLGL phát trên VTV3 ngày 15/1/2015.
Luật sư Phạm Huỳnh cũng khẳng định đây là hợp đồng kìm hãm, trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội, theo điều 17 của Bộ luật lao động: “Các nguyên tắc và giao kết hợp đồng lao động phải trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.”
Cùng với đó luật sư Phạm Huỳnh cũng khẳng định nguyên tắc là sau khi hết hạn hợp đồng cũ phải ký hợp đồng lao động mới kèm theo đó là các chế độ như bảo hiểm và Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam triển khai chưa triệt để, chưa làm hết trách nhiệm của mình điển hình như việc giám sát đầu mùa giải các CLB phải gửi danh sách đăng ký cũng như hợp đồng lao động. Và nếu có nộp hợp đồng kể trên (HĐ lao động của Nguyễn Hữu Hà) chắc chắn VFV sẽ không bao giờ chấp nhận các điều khoản như vậy.
ĐLGL tại Giải Bóng chuyền Vô địch các CLB nam châu Á 2014. Ảnh: Minh Vỹ
Ông cũng khẳng định, ở Việt Nam các chủ lao động sản xuất các bản hợp đồng như kể trên là phiến diện một chiều, không thực hiện đúng theo điều 17 của Bộ luật lao động, cũng không thực hiện đúng theo thông tư 21 năm 2003 của Bộ thương binh và xã hội hướng dẫn người chủ sở hữu lao động và lao động ký hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cụ thể của Nguyễn Hữu Hà cách giải quyết ở đây là hai bên có thể mời luật sư hòa giải, sau 2 lần chưa thống nhất được Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam sẽ đứng ra giải quyết. Nếu Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam không giải quyết được sẽ phải tiến hành kiện ra tòa.