Tiêu đề của website

Cái miệng hại cái thân!

Trong cuộc họp báo của Tổng cục TDTT vào ngày 9-4 vừa qua, đã có nhiều nội dung mà dư luận quan tâm gần đây được lãnh đạo ngành này trả lời công khai. Ví dụ, đó là chuyện ông Miura tự đặt chỉ tiêu vô địch SEA Games 2015 là không chính xác, mà thực tế là chỉ là vào bán kết. 


Trong cuộc họp báo của Tổng cục TDTT vào ngày 9-4 vừa qua, đã có nhiều nội dung mà dư luận quan tâm gần đây được lãnh đạo ngành này trả lời công khai. Ví dụ, đó là chuyện ông Miura tự đặt chỉ tiêu vô địch SEA Games 2015 là không chính xác, mà thực tế là chỉ là vào bán kết. Đó là chuyện Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch chính thức đệ trình Chính phủ việc xin đăng cai SEA Games 2021; là chuyện nội bộ của đội tuyển quần vợt; và tôi đặc biệt quan tâm đến chuyện HLV Nguyễn Văn Long của đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam. Theo đó, Tổng cục TDTT, mà cụ thể ở đây là ông Trần Đức Phấn - Phó Tổng cục trưởng, kiêm Tổng thư ký Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam - đã chính thức bày tỏ quan điểm là sẽ không sử dụng ông Long làm HLV trưởng đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia. Thay vào đó là sẽ thuê một chuyên gia Trung Quốc làm công việc này.

HLV Phạm Văn Long không có sự thay đổi sau rất nhiều lần góp ý. Ảnh TP

Tại sao tôi lại chú ý đến câu chuyện của ông Long? Đơn giản thôi, đây có lẽ là chuyện hy hữu bậc nhất trong làng thể thao VN, khi một vị HLV trưởng của đội tuyển quốc gia đã bị... thất sủng vì cái tật chửi thề!

Sở dĩ lãnh đạo Tổng cục TDTT và Liên đoàn bóng chuyền VN phải đi đến quyết định chẳng đặng đừng này là bởi, trước đó khoảng một tuần, hai nơi này đã nhận được một thư kiến nghị không sử dụng ông Long làm HLV trưởng đội tuyển bóng chuyền nữ. Người làm lá đơn không hề giấu giếm tên tuổi, đó chính là nhà báo Nguyễn Lưu. Ông Lưu hiện nay đã nghỉ hưu, nhưng hiện tại vẫn cần mẫn với công việc kiểm duyệt, đánh giá các nội dung chương trình tại Đài truyền hình. Dù đã 74 tuổi, nhưng ông vẫn còn đeo bám thể thao với tất cả tấm lòng, sự đam mê. Thời trai trẻ, khi ông đang là sinh viên khoa toán trường Đại học Tổng hợp nhưng đã là thành viên đội tuyển bóng rổ miền Bắc, và là con trai của một vị giáo sư nổi tiếng - Giáo sư Nguyễn Xiển. Giáo sư Nguyễn Xiển từng giữ chức vụ Tổng Thư ký Đảng Xã hội Việt Nam (1956–1988) và Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam (từ năm 1960 đến 1987). Kết thúc nghiệp VĐV, nhà báo Nguyễn Lưu còn là giảng viên toán của Đại học Tổng hợp trước khi chuyển sang nghề viết báo thể thao và cả viết nhạc.

Nhà báo Nguyễn Lưu giành được tối đa sự ủng hộ của dư luận ngay sau khi lên tiếng.

Hiện nay, dù đã đến tuổi xưa nay hiếm, nhưng ông gần như có mặt đầy đủ ở các giải bóng chuyền trên toàn quốc. Đeo bám chặt chẽ như thế, nên ông rất bức xúc về lời ăn tiếng nói của HLV Long - vừa là HLV đội nữ Thông tin Liên Việt Post Bank, vừa là HLV trưởng đội tuyển quốc gia. Ông Lưu luôn đề cao khả năng chuyên môn của ông Long, nhưng không đồng tình về việc ông thầy này thường chửi thề khi huấn luyện, thậm chí cả khi chỉ đạo học trò trước hàng ngàn khán giả.

Có điều, vị nhà báo già rất bài bản trong việc đấu tranh. Đầu tiên là ông góp ý trực tiếp với HLV Long. Không ăn thua, ông viết trên báo để phản ứng, góp ý. Và rồi cũng không ăn thua, nên ông quyết định làm lá thư kiến nghị gởi đến Liên đoàn bóng chuyền quốc gia và Tổng cục TDTT.

Lá thư của ông Lưu không chỉ được nhiều phóng viên theo môn bóng chuyền ủng hộ, mà nhiều vị khán giả là những nhân vật tên tuổi, cũng hết sức ủng hộ.

Và cách đấu tranh bài bản, thẳng thắn, công khai của ông Lưu đã đem lại kết quả như đã thông tin ở trên. Câu chuyện của ông Lưu là một bài học cho những ai trong làng thể thao khi muốn đấu tranh một vấn đề nào đó. Và chuyện của HLV Long cũng là một bài học cho các nhà cầm quân trong thể thao, đừng để cái miệng hại cái thân một cách hết sức không đáng có.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều