Tiêu đề của website

Phía sau đội nữ Iran

Tại Giải bóng chuyền nữ trẻ châu Á 2010 đang diễn ra ở TP.HCM, Iran là đội bóng thu hút sự chú ý của khán giả với chiếc khăn hijab trùm kín cổ. Đằng sau trang phục đặc biệt này còn là câu chuyện thú vị về đất nước Iran đang dần bỏ bớt những lễ giáo truyền thống để hòa nhập với thế giới bên ngoài.

Tại Giải bóng chuyền nữ trẻ châu Á 2010 đang diễn ra ở TP.HCM, Iran là đội bóng thu hút sự chú ý của khán giả với chiếc khăn hijab trùm kín cổ. Đằng sau trang phục đặc biệt này còn là câu chuyện thú vị về đất nước Iran đang dần bỏ bớt những lễ giáo truyền thống để hòa nhập với thế giới bên ngoài.
Niềm vui của các cô gái Iran sau trận thắng Sri Lanka 3-0 - Ảnh: T.Dân
“Thể thao là cầu nối, giúp con người xích lại gần nhau hơn. Và các cô gái Iran đến tham dự giải đấu này cũng không ngoài mục đích đó” - bà Hatami Mahnaz, trưởng đoàn bóng chuyền nữ trẻ Iran, đã giới thiệu về mình như vậy với chúng tôi. Bà Hatami Mahnaz cho biết đây là lần đầu tiên Iran đưa một đội bóng chuyền trẻ xuất ngoại thi đấu. 12 VĐV tham dự giải của Iran phần lớn là học sinh trung học. Nhiều tuổi nhất trong đội là đội trưởng S. Alikhani, 18 tuổi, tất cả đều đến từ các vùng nông thôn và ngoại ô thủ đô Tehran.
Đội tuyển bóng chuyền nữ VN đã để thua Đài Loan với tỉ số 0-3 (17-25, 17-25, 10-25) trong trận đấu diễn ra vào tối 16-9 tại CLB Phan Đình Phùng, TP.HCM. Đây là trận thua thứ hai của VN ở vòng tứ kết và với kết quả này VN sẽ gặp Indonesia, Kazakhstan và Hàn Quốc để tranh vị trí từ 5-8.
Theo bà Hatami Mahnaz, những thập niên trước, các cô gái Hồi giáo hạn chế tối đa việc chơi bóng và tiếp xúc với người ngoài, nhưng càng về sau tập tục truyền thống đó đã đỡ khắt khe hơn. Và Iran là một trong những nước đầu tiên có cuộc cách mạng này. Hiện nay, ngoài việc tham dự các môn thể thao như đấu kiếm, bắn súng... ở những sự kiện lớn như Olympic, Á vận hội (Asiad), Iran đã có đội bóng đá, bóng chuyền nữ tham dự các giải trong khu vực. Cẩm Vân - một tình nguyện viên hướng dẫn đoàn Iran - cho biết muốn tiếp cận với các VĐV này phải tranh thủ ở nhà thi đấu hoặc sân bóng. Khi về chỗ ở, họ hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người lạ, đặc biệt là nam giới. Thậm chí họ từ chối sự có mặt của người khác phái là nhân viên phục vụ khách sạn, nhân viên trực phòng tập thể lực! Về chuyện trang phục thi đấu, bà Hatami Mahnaz giải thích: “Tôi nghĩ nó không ảnh hưởng gì nhiều đến chuyên môn bởi được may bằng chất liệu thun rất mỏng và mềm. Hơn nữa, truyền thống của phụ nữ Hồi giáo luôn có khăn trùm đầu. Do đó đây không phải là vấn đề đối với chúng tôi“.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều