Tiêu đề của website

Dư âm giải bóng chuyền đội mạnh quốc gia - PV Oil 2010: Lo cho tương lai

Chuyện hai nhà vô địch mùa trước không bảo vệ được danh hiệu, trên lý thuyết, là một tín hiệu lạc quan nhưng sự trở lại của các tên tuổi cũ chưa hẳn mang lại những hy vọng mới. Bên cạnh đó, sự sa sút của hai trung tâm bóng chuyền TPHCM và Hà Nội cũng là điều đáng suy ngẫm.

Chuyện hai nhà vô địch mùa trước không bảo vệ được danh hiệu, trên lý thuyết, là một tín hiệu lạc quan nhưng sự trở lại của các tên tuổi cũ chưa hẳn mang lại những hy vọng mới. Bên cạnh đó, sự sa sút của hai trung tâm bóng chuyền TPHCM và Hà Nội cũng là điều đáng suy ngẫm.
Ngoại binh luôn là một đề tài thời sự mỗi khi bàn về bóng chuyền Việt Nam. Chỉ cần đưa về một Wanchai Tabwises công - thủ toàn diện, Đức Long QK5 đã vươn lên nhì bảng lượt về và thong dong trụ hạng dù chơi rất kém ở lượt đi.
Niềm vui của đội Tràng An Ninh Bình sau khi đoạt chức vô địch
Tràng An Ninh Bình không có Hữu Hà, Hữu Hạnh nhưng sự xuất hiện của hàng ngoại chất lượng cao với Jiyav Aksakeaw bên cạnh Văn Đức, Văn Lập, Đinh Hoàng Chai cũng đủ để giúp đội bóng cố đô ngăn bước mọi đối thủ. Hay bộ đôi Jutarat - Ira Merliakova (tên Việt là Lê Kim Nhung) chơi quá hay ở bán kết, đưa Vietsovpetro lần đầu tiên lọt vào đến trận chung kết nữ chỉ sau hai năm lên chơi ở giải đội mạnh. Việc ban tổ chức trao danh hiệu “VĐV xuất sắc nhất giải” cho Jiyav Aksakeaw và Lê Kim Nhung là ghi nhận xứng đáng cho những đóng góp của hai ngoại binh này. Sự có mặt của 30 ngoại binh trong thành phần 20/24 đội bóng ở lượt về giải năm nay không chỉ đông về số lượng mà còn ấn tượng bởi mức lương… trên trời mà các đội bỏ ra để chiêu mộ. Khi đội bóng nào cũng lo ngoại hóa lực lượng nhằm chạy đua thành tích mà không chú trọng đến việc nâng chất cầu thủ nội, nhất là tuyến trẻ khiến khá nhiều đội phải “ôm hận” với ngoại binh chất lượng chỉ ở mức trung bình. Đó là điều mà Tân Bình, Hà Nội BIDV, Hải Dương (nữ) hay Quân đoàn 4, Vật liệu xây dựng Bình Dương, Dầu khí QGVN, TPHCM (nam) phải nhớ nằm lòng bởi bản thân họ, hoặc chật vật tranh suất trụ hạng hoặc phải xuống chơi ở giải A1 mùa tới. Hầu như các đội bóng ở mùa giải năm nay đều không tiến bộ rõ nét về chuyên môn nếu không muốn nói là thực lực các đội tuyển quốc gia nam và nữ đều giảm sút do gánh nặng tuổi tác hoặc chấn thương. Khi lần lượt thiếu vắng trụ cột Ngọc Hoa rồi Diệu Châu, Bình Điền Long An trở nên mong manh, dễ vỡ, đến độ tấm HCĐ cũng đủ để đội bóng này hài lòng thay vì danh hiệu vô địch như mùa rồi. Không còn Lê Thị Mười, Lê Thị Minh, đội bóng quê lúa Thái Bình cũng chẳng giành nổi danh hiệu nào ở mùa giải năm nay dù bên cạnh tuyển thủ Bùi Huệ là vài ngoại binh đẳng cấp được tăng cường. Trong khi một đàn chị lừng lẫy thuở nào là Ngân hàng Công thương hoàn toàn tắt tiếng ở mùa giải 2010. Ở giải nam, nhà vô địch 2009 Sacombank Biên phòng trắng tay, Thể Công thua cả 4 trận còn “cựu vương” Sanest Khánh Hòa chỉ phấn đấu… trụ hạng. Chỉ tiếc cho Hoàng Long Long An đủ trình độ để lên ngôi nhưng rồi cũng đành chấp nhận một lần nữa về nhì. Từ chuyện cả hai đội tuyển trẻ nam, nữ Việt Nam thảm bại ở cả sân chơi Đông Nam Á lẫn châu lục hồi tháng 9 vừa qua, không thể không nhắc đến chuyện ngọn, gốc... LV Bank là đội hiếm hoi sử dụng thường xuyên những gương mặt trẻ và kết cục là đội toàn thắng cả 13 trận đấu để trở lại ngôi vô địch, cùng với 3/4 danh hiệu khác (Cúp Hùng Vương, Grand Prix, Siêu cúp). Với dàn cầu thủ này, LV Bank có thể ngự trị bóng chuyền Việt Nam thêm vài năm nữa.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều