Tiêu đề của website

Bóng chuyền nam: Bước đà lùi từ giải vô địch quốc gia

Giải bóng chuyền VĐQG kết thúc, những nhà quản lý bóng chuyền VN không những chẳng phát hiện được gương mặt mới mẻ nào mà còn thất vọng tràn trề với các nhân tố cũ bởi phong độ cũng rất thất thường của họ. Thôi thì tham dự Asian Games lại với mục tiêu cọ xát là chính.

Giải bóng chuyền VĐQG kết thúc, những nhà quản lý bóng chuyền VN không những chẳng phát hiện được gương mặt mới mẻ nào mà còn thất vọng tràn trề với các nhân tố cũ bởi phong độ cũng rất thất thường của họ. Thôi thì tham dự Asian Games lại với mục tiêu cọ xát là chính.
Từ chuyện đi xuống của Thể Công... Năm nay thì khác, thế hệ vàng của Thể Công đã qua thời kỳ đỉnh cao phong độ khiến đội bóng ngành Quân đội không còn là một thế lực lớn của bóng chuyền VN. Điều đáng nói, có vẻ những người làm bóng chuyền Thể Công đã quá “ăn bám quá khứ” mà quên đi việc xây dựng một đội ngũ kế thừa. Trong 2 năm qua, đội bóng này chuyển giao lực lượng một cách vội vã. Lứa cầu thủ trẻ không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và thế là Thể Công bắt đầu nhường vị thế độc tôn của mình lại cho những CLB được đầu tư tốt hơn như Sanest Khánh Hòa hay Hoàng Long Long An... Thêm nữa, Thể Công phát triển như một ốc đảo giữa xu thế phát triển dựa nhiều vào yếu tố ngoại binh của BCVN. Điều đó khiến các cầu thủ trẻ không có nhiều cơ hội học hỏi, tính cạnh tranh vì thế cũng không lớn. Vòng 2 năm nay, Thể Công cũng “sắm” cho mình ngoại binh Uranan người Thái Lan để thay thế cho chủ công Duy Quang đã nghỉ thi đấu. Dù trong đội hình vẫn còn đó cây chuyền 2 Minh Dũng đầy kinh nghiệm nhưng Thể Công không tránh khỏi những thất bại ở mùa giải năm nay bởi lực lượng có chất lượng chuyên môn không đồng đều. Họ thua cả “đàn em” QK9 và thua chóng vánh trước đội bóng cùng ngành trong trận tranh HCĐ là S.Biên Phòng.
Ngô Văn Kiều (phải) Ảnh: THANH TÙNG
Đến phần còn lại Thể Công suy yếu rất nhiều nhưng vẫn có mặt ở trận tranh HCĐ. Điều đó cho thấy mặt bằng chung của bóng chuyền nam VN cũng đang có sự đi xuống đáng kể. Khánh Hòa với Ngô Văn Kiều không còn là nỗi khiếp đảm với các hàng chắn đối phương. Việc chỉ trụ hạng có lẽ là một thành tích đáng xấu hổ của cựu vương này. Hoàng Long Long An với dàn cầu thủ nội đáng tự hào (là một trong những lò đào tạo cầu thủ nội hàng đầu VN) nhưng ngoài Quang Khánh, dường như những vị trí khác trên sân đã không còn sung sức như xưa nữa, điển hình là phụ công Văn Tuấn, một gương mặt tuyển quốc gia đang sa sút phong độ trông thấy. Trong khi đó, nhà vô địch TA Ninh Bình cũng chỉ sống bằng hơi thở của 2 tay đập người Thái Lan (1 nhập quốc tịch). Những tuyển thủ như Thái Hưng, Ngọc Kiên, Văn Phương... cũng chỉ thi đấu tròn vai. Điểm sáng hiếm hoi chính là màn thể hiện tạm được của cây chuyền 2 Giang Văn Đức (TA Ninh Bình). Tuy nhiên, kinh nghiệm thi đấu quốc tế của Văn Đức lại quá ít. Tại SEA Games 25, bóng chuyền nam VN thất bại cũng bởi một phần nguyên nhân từ vị trí của Văn Đức, người vẫn chưa thực sự thay thế được đàn anh Minh Dũng. Các trụ cột ĐTQG đang có dấu hiệu chững lại và đi xuống, các gương mặt trẻ được kỳ vọng còn bi đát hơn. Xuyên suốt giải, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, không có ai đủ khả năng để lọt vào “mắt xanh”. Nhiều người cho rằng, bóng chuyền nam đang đi vào đúng vết xe đổ của bóng chuyền nữ. Ngẫm từ giải VĐQG năm nay thì quả thực không sai chút nào.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều