Tiêu đề của website

Từ thất bại của bóng chuyền TPHCM: Thách thức và thời cơ

Việc 2 đội bóng chuyền nam và nữ TPHCM cùng lúc rớt hạng đã mang đã mang cú sốc lớn đến người hâm mộ. Nhưng thà như thế...

Việc 2 đội bóng chuyền nam và nữ TPHCM cùng lúc rớt hạng đã mang đã mang cú sốc lớn đến người hâm mộ. Nhưng thà như thế...
Vài năm trước, những thứ hạng cao nhất ở giải quốc gia nếu không thuộc về TPHCM thì thuộc về Quân đội. Lúc đó có mấy ai nghĩ rằng ngôi nhất nhì quốc gia sẽ có lúc thuộc về một đội bóng “tỉnh lẻ” như Long An, Ninh Bình, Khánh Hòa? Nhưng thời thế đã thay đổi, không kịp thích ứng với sự thay đổi thì tụt hậu là tất nhiên thôi. Những người làm bóng chuyền TPHCM chỉ có thể tự trách mình là đã không thể theo kịp bước tiến của thời đại mà thôi.
Đừng vội trách cầu thủ |Cách nay vài năm, chế độ mà ngành thể thao TPHCM dành cho các cầu thủ bóng chuyền không phải là điều đáng phàn nàn. Thậm chí, thu nhập của các cầu thủ bóng chuyền TPHCM còn là mơ ước của cầu thủ một số đội khác. Nhưng bây giờ, khi lương thưởng của một số đội khác đã cao gấp đôi gấp ba lần cầu thủ TPHCM thì chuyện các học trò của HLV Lê Hồng Hảo chao đảo tinh thần cũng là điều dễ hiểu. Hầu hết các VĐV TPHCM hiện nay đều xuất thân từ thành phố này, ít nhiều họ cũng có tinh thần vì màu cờ sắc áo. Nhưng ngoài tinh thần thì chuyện cơm áo vẫn là thực tế trước mắt. Không giải quyết được vấn đề này thì đừng vội trách các cầu thủ “ngồi núi này trông núi nọ”! Nhưng cũng không thể mãi trông mong vào “bầu sữa” ngân sách nhà nước. Khai thác nguồn lực xã hội là điều LĐBC TPHCM từng làm rất tốt trước đây qua những hợp đồng tài trợ tiền tỷ (gần đây nhất là Dệt Thành Công và Thép Việt), nhờ vậy mà thu nhập của cầu thủ được cải thiện. Nhưng bây giờ điều ấy đã không còn, hoặc phải chờ. Tại sao các nhà tài trợ đều lần lượt chia tay bóng chuyền thành phố? Câu hỏi đã được đặt ra từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời thấu đáo. Một bài học quý giá Không có đủ tiền để thuê ngoại binh chất lượng cao (như Wanchai) thậm chí nội binh giỏi (như Ngô Văn Kiều) mà lại không có hệ thống đào tạo tốt thì không thể mong tranh chấp những thứ hạng cao. “Tìm VĐV năng khiếu bây giờ khó quá. Phụ huynh chỉ muốn con em mình chơi thể thao cho khỏe, chứ không muốn chúng trở thành VĐV chuyên nghiệp”, có người nói thế. Nhưng nếu muốn phát triển một cách bền vững thì không thể không xây dựng được lực lượng cho riêng mình từ hệ thống đào tạo năng khiếu. Không thể cứ đụng tường thì dội lại và cam chịu bất lực, nhưng liệu có mấy ai chịu khó mò mẫm để tìm đường vượt lên? Người ta còn nhớ, cách nay vài năm lực lượng bóng đá nữ ở TPHCM cũng “teo tóp” như bóng chuyền bây giờ. Nhưng Trung tâm TDTT Q.1, nơi được giao phụ trách bóng đá nữ, đã có một cách làm riêng: đi tận đến các vùng sâu, thậm chí đến tận các tỉnh xa, tìm năng khiếu về cho ăn học và dạy các em đá bóng. Nhiều cầu thủ lứa đó giờ đã trở thành trụ cột của đội tuyển bóng đá nữ TPHCM, lấy lại chức vô địch quốc gia sau nhiều năm sa sút. Không ít em xuất thân từ Đồng Tháp, Bến Tre... nhưng bây giờ tất cả đều cống hiến hết mình cho bóng đá nữ TPHCM. Đó là một tham khảo cần thiết cho bóng chuyền TPHCM. Đi tìm sự đồng thuận Nhiều người cho rằng một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sa sút của bóng chuyền thành phố là việc mất đoàn kết trầm trọng giữa những người có trách nhiệm ở liên đoàn và bộ môn. Có thể sự việc chưa nghiêm trọng đến thế, nhưng rõ ràng sự đồng thuận giữa những người có trách nhiệm là chưa có. Không đồng thuận thì không thể tạo ra sức mạnh nên nói thất bại của bóng chuyền thành phố là “cái chết được báo trước” chính là vì điều đó. Đã có một hiện tượng bất thường xảy ra ở LĐBC TPHCM. Một số vị ở cương vị chủ chốt tuyên bố không tham gia nữa. Không ít người khác hầu không có cơ hội tham gia các hoạt động của liên đoàn. Dù vì lý do gì đi nữa thì đó cũng là biểu hiện của sự không đồng thuận. Không tập hợp được sức mạnh và tri thức của tập thể thì không thể đưa bóng chuyền thành phố vượt qua cơn khốn khó này. Người hâm mộ sẵn sàng góp sức theo sở trường của mình để vực dậy bóng chuyền thành phố. Nhưng liệu có ai đưa tay đón nhận sự góp sức này? Ta là ai, và ta đang ở đâu? Không còn đội nào ở hạng mạnh nhất quốc gia là điều đau xót cho bóng chuyền thành phố. Nhưng không phải là không có lý khi một cán bộ lãnh đạo TTHLQG TPHCM, người nhiều năm gắn bó với bóng chuyền thành phố, nói: “Chẳng thà thế, để bóng chuyền TPHCM làm lại đàng hoàng hơn, tử tế hơn”. Nếu tập hợp lực lượng hiện nay, kể cả lấy lại những cầu thủ đang cho đội khác mượn, thêm vài biện pháp cấp bách khác thì khả năng đội TPHCM thăng hạng ngay mùa tới không phải quá xa tầm tay. Nhưng lên hạng rồi thì sao? Mùa tới lại phải tiếp tục khốn đốn để tránh rớt hạng, như tình trạng triền miên của đội bóng chuyền nữ Tân Bình? Người hâm mộ không hề muốn như vậy. Thất bại này đã mang đến cả thách thức lẫn cơ hội cho bóng chuyền TPHCM. Người hâm mộ bóng chuyền thành phố đã có đơn đặt hàng cho những người làm bóng chuyền: không chỉ đưa đội bóng của mình thăng hạng trong thời gian sớm nhất mà còn phải tạo được thế phát triển bền vững về lực lượng. Đó là thách thức. Và cơ hội ở chỗ: từ thất bại này bóng chuyền thành phố đã biết mình là ai, đang ở đâu trong bản đồ bóng chuyền cả nước để có định hướng đi lên đúng đắn hơn. Ông Nguyễn Thành Lâm, giám đốc Trung tâm HLQG TPHCM, ủy viên BCH LĐBC Việt Nam: “Việc đào tạo trẻ phải được xem là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của TPHCM trong giai đoạn này. Ban chuyên môn của bộ môn và liên đoàn phải đồng thuận trong việc soạn thảo một đề án huấn luyện mang tính xuyên suốt, để dù ở tuyến nào thì VĐV cũng có thể đáp ứng được giáo án luyện tập mà không lệ thuộc vào ý thích của HLV này hay HLV khác. Làm được vậy có thể phải mất nhiều năm nhưng nếu không làm được điều này thì lực lượng bóng chuyền thành phố sẽ mãi lâm vào cảnh bấp bênh”. Ông Phạm Ngọc Sơn, Giám đốc Trung tâm TDTT Q.Tân Bình: “Nếu cầu thủ của đội khác được hưởng lương lên đến 10 triệu/tháng, thậm chí còn hơn thế nữa, thì VĐV của mình rất dễ “tâm tư”. Đã có người của đội khác tìm cách thu hút HLV, VĐV của đội Nữ Tân Bình bằng việc hứa hẹn lương thưởng cao hơn. Để giải quyết điều này thì ngoài việc thuyết phục bằng tình cảm thì nhất thiết phải tăng thu nhập cho HLV, VĐV thông qua nguồn tài trợ. Chúng tôi đã có được một nhà tài trợ nên tin là mùa tới chất lượng chuyên môn của đội Nữ Tân Bình sẽ được nâng cao hơn nhằm đáp ứng mục tiêu thăng hạng”.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều