Tiêu đề của website

Đẩy mạnh hơn nữa phong trào bóng chuyền hơi NCT

Những năm qua, phong trào bóng chuyền hơi phát triển sâu rộng ở các địa phương, có tác dụng thiết thực trong rèn luyện sức khỏe của NCT.

Những năm qua, phong trào bóng chuyền hơi phát triển sâu rộng ở các địa phương, có tác dụng thiết thực trong rèn luyện sức khỏe của NCT.
Nhân Ngày Thể thao Việt Nam 27/3, phóng viên Báo Người cao tuổi có cuộc trao đổi với ông Triệu Đình Khuê, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật - Thể thao và Du lịch Người cao tuổi Việt Nam, một cán bộ nhiệt tình, tận tụy với phong trào bóng chuyền hơi NCT nhiều năm... PV: - Xin ông cho biết phong trào bóng chuyền hơi NCT được bắt đầu như thế nào? Ông Triệu Đình Khuê: - Từ khi làm ở Hội Khuyến học tôi đã tâm huyết với môn thể thao này trong nhà trường. Năm 2006, tôi phát động NCT chơi bóng chuyền hơi đầu tiên ở phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội lúc đầu chỉ ở một cụm dân cư nhưng sau lan ra toàn phường, thu hút đông đảo người trung, cao tuổi. Khi đưa về huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, được NCT ở đó hưởng ứng nhiệt tình nên phát động phong trào ở 17 xã, thị trấn của huyện. Tháng 3/2007, tiếp tục phát động 20 xã, thị trấn ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình; tháng 6/2007, UBND quận Cầu Giấy ra quyết định phát động phong trào bóng chuyền hơi trong toàn quận. Lúc đầu lãnh đạo ở đây băn khoăn, lo ngại nhưng khi tìm hiểu thấy hay nên họ quyết làm. Sau đó tôi lại về phát động phong trào ở các huyện Lâm Thao, Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ; huyện Hoài Đức, quận Tây Hồ (Hà Nội), huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), Sa Pa (Lào Cai)… Mỗi xã tôi tặng 2 lưới, 4-6 bóng với kim, còi đầy đủ để tạo cơ sở vật chất tối thiểu ban đầu cho cơ sở. PV: - Ông đánh giá thế nào về phong trào bóng chuyền hơi NCT hiện nay? Ông Triệu Đình Khuê: - Rất nhiều NCT thấy bóng chuyền hơi có lợi cho sức khỏe, tập nhiều có thể chữa một số bệnh đau nhức xương khớp. Những nơi có phong trào mạnh hiện nay là Hà Nội, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang, Hưng Yên, Ninh Bình… Nhiều NCT dân tộc Mường, Dao ở Phú Thọ, Hòa Bình hay có tới 40% NCT công giáo ở huyện Yên Khánh, Ninh Bình tích cực tham gia. Điển hình, xã Sơn Vy, tỉnh Phú Thọ có tới bảy đội bóng. Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ còn phát động phong trào bóng chuyền hơi trong tất cả các trường học của tỉnh. Mới đây, tôi đi phát động phong trào ở các huyện Kim Bôi và Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, NCT thấy rõ hiệu quả của đánh bóng chuyền hơi với sức khỏe nên làm rất bài bản… Đến nay, sau 6 tháng NCT tự mua thêm đến 200 lưới và 400 quả bóng. Hiện ở các huyện Kim Bôi, Cao Phong tỉnh Hòa Bình đã có cao trào bóng chuyền hơi trong NCT. Tại huyện Lương Sơn, hai năm liền Hội NCT kết hợp với Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức giải bóng chuyền hơi NCT toàn huyện, trong đó có nhiều đội đi giao lưu và dự giải thi đấu ở các tỉnh khác. Nhiều NCT gắn bó với bóng chuyền hơi như cơm ăn, nước uống, hằng ngày. Nếu như cầu lông, ten-nít... chỉ hai người chơi thì bóng chuyền hơi tạo thành sân chơi bổ ích thu hút một lúc 10 người cùng vào tham gia, chính vì vậy nó là nơi giao lưu, gặp gỡ bổ ích, phù hợp với điều kiện NCT. Hầu hết ở những nơi chúng tôi phát động đến nay phong trào hoạt động rất tốt. PV: - Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật - Thể thao và Du lịch Người cao tuổi Việt Nam đã làm những gì để đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao NCT thưa ông? Ông Triệu Đình Khuê: - Nhằm khích lệ phong trào của NCT, Trung tâm đã xuống nhiều xã phát động và xây dựng phong trào, khi có điều kiện là tổ chức giải nhằm khích lệ tinh thần NCT. Năm 2010 chúng tôi phối hợp với tỉnh Phú Thọ tổ chức Giải bóng chuyền hơi Đất tổ Hùng Vương; năm 2011 kết hợp với Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Giải bóng chuyền hơi làng nghề ở Đình Bảng, Bắc Ninh; năm 2012 phối hợp với Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức Giải bóng truyền hơi nữ trung cao tuổi, thu hút 35 đội bóng nữ của 7 tỉnh, thành phố tham gia; phối hợp với Hội NCT tỉnh Lào Cai và huyện Sa Pa tổ chức Liên hoan văn nghệ - bóng chuyền hơi cho NCT của 5 tỉnh, thành phố tại Sa Pa; tổ chức đội bóng NCT đi dự giải Bóng chuyền hơi lần thứ 8 toàn Trung Quốc tại Côn Minh, Vân Nam đoạt Cúp Vàng hạng nhất toàn giải cho Tổ quốc… Tới đây, Trung tâm đang chuẩn bị để tổ chức Liên hoan Văn nghệ - Bóng chuyền hơi CCB phụ nữ cao tuổi xã chiến khu, xã anh hùng trong kháng chiến. Tuy nhiên do hạn chế về điều kiện kinh phí, sân bãi... nên chúng tôi vẫn chưa tổ chức được nhiều giải. PV: - Theo ông cần những yếu tố gì để thúc đẩy bóng chuyền hơi NCT phát triển mạnh hơn? Ông Triệu Đình Khuê: - Để phong trào thể dục, thể thao NCT tuổi phát triển tốt, Hội NCT huyện cần phối hợp với Phòng Văn hóa, Trung tâm Thể thao của huyện, Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật - Thể thao và Du lịch NCT. Tổ chức các lớp tập huấn phổ biến cách chơi, luật chơi bài bản rõ ràng, sâu rộng trong các hội viên. Để tạo cơ sở vật chất ban đầu, các cơ sở Hội phải dựa vào Quỹ Chăm sóc NCT, khi phong trào phát triển sẽ thu hút sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, mọi hoạt động dễ dàng hơn. Một năm các CLB bóng chuyền hơi nên tổ chức thi đấu 1-2 lần trong phạm vi quận, huyện, cụm… để khích lệ phong trào, tạo điều kiện cho các đội bóng giao lưu gặp gỡ, có như vậy mới thu hút đông đảo NCT và việc chăm sóc NCT mới thực sự đạt hiệu quả cao. PV: - Xin cảm ơn ông! Kim Long (Thực hiện)

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều