Tiêu đề của website

Đổi thay từ môn “vua”

(CATP) Càng đến gần ngày diễn ra Đại hội Liên đoàn bóng đá VN (VFF) nhiệm kỳ 7, trên mặt bằng báo chí thể thao càng nóng lên theo chuyện nhân sự, mà tựu trung là bàn luận xoay quanh câu hỏi nên hay không nên để các quan chức của…

(CATP) Càng đến gần ngày diễn ra Đại hội Liên đoàn bóng đá VN (VFF) nhiệm kỳ 7, trên mặt bằng báo chí thể thao càng nóng lên theo chuyện nhân sự, mà tựu trung là bàn luận xoay quanh câu hỏi nên hay không nên để các quan chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) giữ các ghế quan trọng của VFF như xưa nay?
(CATP) Càng đến gần ngày diễn ra Đại hội Liên đoàn bóng đá VN (VFF) nhiệm kỳ 7, trên mặt bằng báo chí thể thao càng nóng lên theo chuyện nhân sự, mà tựu trung là bàn luận xoay quanh câu hỏi nên hay không nên để các quan chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) giữ các ghế quan trọng của VFF như xưa nay? Nhìn qua các báo, có thể nói dư luận nghiêng về câu trả lời là không nên. Đó là ý kiến của các nhà chuyên môn, các nhà quản lý thể thao lão thành, các cổ động viên, thậm chí cả đông đảo quần chúng thể hiện qua các công cụ thăm dò của những trang báo điện tử. Dĩ nhiên, cũng có những ý kiến ủng hộ chứ không phải là không có. Ngay bản thân người viết cũng nhận được những cuộc điện thoại từ một vài người ủng hộ việc Bộ VH-TT&DL cử cán bộ sang nắm các vị trí chủ chốt của VFF với lập luận: sắp tới đây, nếu Chính phủ thông qua đề án cho phép tổ chức cá cược bóng đá và giao VFF làm đầu mối tổ chức, thì thật sự lo ngại vấn đề lợi ích nhóm nếu những vị trí chủ chốt của VFF là người ngoài bộ! Thật ra, đó là nỗi lo “bò trắng răng” và khá thiển cận, bởi trên thực tế chẳng có ai - dù đó là người ngoài bộ hay người của bộ - có thể tạo được niềm tin tuyệt đối là không bị lợi ích nhóm lèo lái. Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều vụ án tham nhũng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong việc quản lý từ những người 100% của nhà nước. Việc quản lý đúng đắn nhất là dựa vào luật pháp, chứ không phải dựa vào con người. Cho dù VFF do người của nhà nước đứng đầu, hay do một doanh nhân đứng đầu, thì đều bình đẳng trước các quy định của pháp luật. Trong khi đó, trên thực tế chúng ta đã thấy hầu hết các tổ chức xã hội trong lĩnh vực thể thao đều thất bại khi được giao vào tay các cán bộ thuộc Bộ VH-TT&DL. Có thể dẫn chứng chuyện ở VFF xưa nay, chuyện ở bóng bàn, quần vợt, xe đạp, cầu lông, bóng chuyền... Ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao, cũng đã phải nhìn nhận rằng cái cách đưa cán bộ của ngành thể thao nói riêng, của Bộ VH-TT&DL nói chung sang nắm các liên đoàn đều chưa tạo ra được những bước đột phá như mong đợi. Nhân câu chuyện này, chợt nhớ đến hai doanh nhân nổi tiếng từng phải từ chức chủ tịch của liên đoàn cấp địa phương vì bất lực trước các cán bộ của thể thao biệt phái sang tổ chức xã hội, đó là ông Phạm Phú Ngọc Trai với Liên đoàn bóng chuyền TPHCM và ông Hà Thanh Hùng ở Liên đoàn quần vợt TPHCM. Ông Trai từng kêu gọi các cán bộ của ngành thể thao được biệt phái sang làm tổng thư ký, phó chủ tịch phụ trách chuyên môn hãy dũng cảm dứt áo rời khỏi ghế nhà nước để chuyên tâm vào việc của liên đoàn đồng thời ông cam kết sẽ trả lương thật cao không thua gì một doanh nghiệp ăn nên làm ra. Nhưng kết quả là chẳng ai dám. Họ muốn “sáng cắp ô đi tối cắp về” hơn, nhưng cung cách ấy hoàn toàn không phù hợp với một tổ chức xã hội đúng nghĩa. Cảm thấy bất lực trong việc thay đổi liên đoàn theo chiều hướng tích cực, bởi va phải bức tường bảo thủ của các cán bộ biệt phái, cả ông Trai lẫn ông Hùng đều ngậm ngùi từ chức, dù họ là những doanh nhân thành công trên thương trường. Đã 24 năm trôi qua kể từ ngày VFF ra đời, mọi người đang kỳ vọng từ nhiệm kỳ 7 trở đi, tổ chức xã hội của môn thể thao “vua” - bóng đá sẽ thay đổi, nhằm làm đầu tàu kéo theo sự thay đổi ở các bộ môn khác.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều