Tiêu đề của website

Bóng chuyền đang xấu đi

1. Hai năm nay, bóng chuyền Việt Nam trở nên rất sôi động. Nhưng tiếc rằng nó không sôi động nhờ sự thăng hoa của yếu tố chuyên môn như nhiều người trông đợi, mà lại nhờ những vụ việc rắc rối giữa VĐV với các đội bóng chủ quản. Điển hình là 3 vụ việc: chủ công Nguyễn Hữu Hà và CLB Tràng An Ninh Bình, chủ công Nguyễn Văn Hạnh với CLB cũ Đông Trường Sơn và vụ cầu thủ libero Nguyễn Văn Sang bị cho là cố tình bỏ đội nam Long An (hiện đang chơi ở giải VĐQG) để gia nhập đội Đức Long Gia Lai ở giải A1 toàn quốc.

1. Hai năm nay, bóng chuyền Việt Nam trở nên rất sôi động. Nhưng tiếc rằng nó không sôi động nhờ sự thăng hoa của yếu tố chuyên môn như nhiều người trông đợi, mà lại nhờ những vụ việc rắc rối giữa VĐV với các đội bóng chủ quản. Điển hình là 3 vụ việc: chủ công Nguyễn Hữu Hà và CLB Tràng An Ninh Bình, chủ công Nguyễn Văn Hạnh với CLB cũ Đông Trường Sơn và vụ cầu thủ libero Nguyễn Văn Sang bị cho là cố tình bỏ đội nam Long An (hiện đang chơi ở giải VĐQG) để gia nhập đội Đức Long Gia Lai ở giải A1 toàn quốc.
Thực ra, chuyện tranh chấp VĐV năm nào cũng có và có từ rất lâu rồi. Chỉ có điều ở thời buổi nhiễu nhương hiện nay, tình trạng lãnh đạo đội bóng này “đi đêm” để chèo kéo và mua chuộc cầu thủ có chuyên môn tốt ở đội khác về thi đấu cho họ đang trở nên rất phổ biến. Chẳng hạn mới đây, vụ VĐV libero Nguyễn Văn Sang bất ngờ “đào thoát” về đội Đức Long Gia Lai mà không thèm báo cáo với đội bóng chủ quản cũ của mình là Long An. Ngay cả khi Sở VH-TT-DL tỉnh Long An công bố kỷ luật trên toàn quốc đối với cầu thủ này thì cả Văn Sang lẫn đội bóng sử dụng anh cũng đâu có ngán. Trong khi lẽ ra theo quy định của Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam (VFV), trường hợp của Văn Sang được xếp vào diện phải chuyển nhượng. Nhiều người cũng biết đấy, đặc biệt là những đội bóng bị mất người, nhưng đa phần chỉ còn biết ức chế vì không tìm được cớ để “xử” đối thủ chơi xấu mình. Đưa nhau ra tòa dân sự thì thường khiến vụ việc kéo dài, chẳng biết đến chừng nào mới dứt. Nếu thế, cả bên thưa kiện lẫn bị kiện đều không dùng được VĐV, thiệt thòi là cái chắc. Sự cù nhây trong vụ việc tranh chấp giữa Tràng An Ninh Bình và Đông Trường Sơn về chủ công Nguyễn Văn Hạnh đến giờ vẫn chưa được tòa án giải quyết xong, đẩy cầu thủ này vào tình trạng “ngồi chơi xơi nước” khi mùa giải mới chuẩn bị khởi tranh.
Bóng chuyền vốn dĩ rất đẹp, nó chỉ xấu đi vì nhiều người không làm bóng chuyền vì đại cuộc nữa. Ảnh: Quang Thắng
2. Có nhiều nguyên nhân làm nảy sinh các vụ rắc rối kể trên. Nhưng rõ nhất chính là chuyện VFV chưa thể hiện được vai trò đầu tàu của mình. Lẽ ra, khi rất nhiều đội bóng và VĐV cùng trông chờ vào khả năng “trọng tài” của VFV, tổ chức có thể giúp dung hòa các rắc rối, họ phải xắn tay nhập cuộc. Đằng này, dấu ấn của VFV gần như bằng 0 trong chuyện của Hữu Hà, Văn Hạnh và mới đấy nhất là vụ của Văn Sang. Thậm chí, nhiều người tỏ ra ngạc nhiên trong buổi họp bốc thăm chia nhóm giải bóng chuyền A1 toàn quốc ở Vĩnh Long, ông Trưởng bộ môn bóng chuyền nói khơi khơi rằng việc VĐV Văn Sang cùng vài gương mặt khác nữa đến từ Thể Công, Quân khu 7 về thi đấu cho Đức Long Gia Lai là… hoàn toàn hợp lệ!? Ừ thì khi quan chức bóng chuyền nói nó hợp lệ, đấy là điều hợp lệ, vì thực tế họ có quyền mà. Tuy nhiên, VFV quên mất một điều, rằng họ đang là chỗ dựa của cả làng bóng, thậm chí có thể ví như “kim chỉ nam” trong chiến lược phát triển. Tiếc rằng, thực tế hiện nay chỉ ra chiếc “kim chỉ nam” ấy đang chỉ… lệch hướng rồi! 3. Nói một cách dễ hiểu, bóng chuyền Việt Nam đang trở nên gai góc và kém hẳn so với trước đây về chất lượng. Chẳng có gì ngạc nhiên khi một vị chuyên gia giàu kinh nghiệm nói thẳng rằng “Xem bóng chuyền giờ đây là xem đồng tiền nhảy múa, chứ được thưởng thức gì về chuyên môn nhiều đâu. Hiếm hoi lắm mới có được trận đấu ra hồn. Còn lại, cứ như đang diễn kịch”. Tình trạng chạy đua “tuyển quân” xảy ra ngày càng phổ biến và vô tội vạ. Điều đó càng làm rõ hơn thực tế công tác đào tạo trẻ hụt hẫng ở hầu hết các đội bóng, ngoại trừ một vài địa phương và đơn vị còn mặn mà thực sự như Long An, Quân đội, TPHCM… Bóng chuyền Việt Nam chững lại, ì ạch lê từng bước về phía trước cũng “nhờ” vào tài lãnh đạo của vài vị trong VFV và ở bộ môn bóng chuyền thuộc Tổng cục TDTT Việt Nam. Vị thế của chúng ta ở đấu trường Đông Nam Á ngày càng nhạt dần, khi lực lượng thiếu tính kế thừa, cách tuyển chọn ĐTQG quá mập mờ… Như thế, bóng chuyền (dù bản thân luôn là môn thể thao đẹp, hấp dẫn) chẳng đang xấu xí đi thì là gì?

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều