Tiêu đề của website

Hôm nay, khai mạc giải bóng chuyền VĐQG 2011: Ưu tư trước giờ khởi tranh

1. Gần 1 tháng nay, Nhà thi đấu Gia Lâm (Hà Nội) như được khoác lên mình bộ áo mới khi mọi thứ đã được chỉnh trang lại cả bên ngoài lẫn bên trong. Không thể đòi hỏi gì hơn về sự chuẩn bị của BTC, thế nhưng, liệu những ánh mắt có phần háo hức của hàng nghìn người đi qua đây mỗi ngày, có đi đôi với việc họ sẽ vào sân cổ vũ cho các đội bóng chuyền trong suốt thời gian giải diễn ra tại đây hay không?

1. Gần 1 tháng nay, Nhà thi đấu Gia Lâm (Hà Nội) như được khoác lên mình bộ áo mới khi mọi thứ đã được chỉnh trang lại cả bên ngoài lẫn bên trong. Không thể đòi hỏi gì hơn về sự chuẩn bị của BTC, thế nhưng, liệu những ánh mắt có phần háo hức của hàng nghìn người đi qua đây mỗi ngày, có đi đôi với việc họ sẽ vào sân cổ vũ cho các đội bóng chuyền trong suốt thời gian giải diễn ra tại đây hay không?
Ngọc Hoa (9-VTV-BĐLA) Ảnh: DƯ HẢI
Xin thưa luôn là không. Bởi ngay cả khi giải VĐQG được tổ chức ở những địa phương có sự hâm mộ số 1 với bóng chuyền, sự quan tâm của người dân cũng giảm đi trông thấy. Người xem giờ không còn thích bóng chuyền, hay do công tác tuyên truyền còn kém? Tất cả đều không đúng. Lý do chủ yếu chính là chất lượng chuyên môn của các đội đang ngày càng đi xuống. TTK LĐ Bóng chuyền VN (VFV) Trần Đức Phấn thừa nhận: “Vài năm trở lại đây, chất lượng của các đội bóng đa số đã không đáp ứng được lòng mong mỏi của người hâm mộ, khiến họ ngày càng quay lưng với bóng chuyền. Đây chính là điều mà những nhà tổ chức thấy trăn trở nhất mỗi khi giải VĐQG khởi tranh”. 2. Có nhiều VĐV ngoại, nhưng trình độ của 22 tay đập (10 nữ, 12 nam) đăng ký thi đấu ở giai đoạn 1 giải VĐQG 2011 đang để lại những dấu hỏi với người hâm mộ. Trong số này, Thái Lan vẫn là quốc gia có nhiều VĐV nhất (15 người) và các VĐV của họ luôn coi VN là mảnh đất màu mỡ để “kiếm ăn”. Việc bóng chuyền Thái Lan, đặc biệt là bóng chuyền nữ, đang có vị thế hàng đầu khu vực khiến các CLB của VN luôn dễ tính trong việc xét duyệt các hồ sơ đến từ quốc gia này. Mùa giải năm nay, những VĐV của Thái Lan đến độ tuổi “về hưu” nhưng vẫn được các CLB VN tin tưởng, ký kết hợp đồng với mức lương khủng, thậm chí còn cao gấp 5 lần so với 5 năm trước đây. Trường hợp “lão bà” Patcharee Saengmuang chính là điển hình nhất. Cựu đội trưởng Thái Lan này đã bước qua tuổi 34 nhưng vẫn có “đất diễn” ở Việt Nam. Những gương mặt khác đã đi qua thời kỳ đỉnh cao phong độ như Jutarat Montripila, Utaiwan Kaensing, Chaisri Tapaphaipun... cũng vẫn được xem là có số má. Ngoại đã vậy, nội còn đáng lo hơn. Lứa thế hệ vàng của Phạm Kim Huệ, Diệu Châu, Ngọc Hoa... chỉ còn vài người trong khi đó lực lượng trẻ có triển vọng ở các đội thiếu hụt nghiêm trọng. Hiện nay, bóng chuyền VN mới chỉ có 3 trung tâm đào tạo trẻ trên cả nước là Thông tin Liên Việt Bank, Long An và Thái Bình. Còn lại, những đội khác dù có nhưng cũng chỉ tạm bợ. Ông Phấn thừa nhận, vài năm trở lại đây, bóng chuyền nữ đang ở tình trạng báo động thực sự về chất lượng chuyên môn. Và như thế, khán giả quay lưng cũng là chuyện dễ hiểu.
Giải VĐQG sẽ diễn ra từ ngày 1/4 - 8/4 (vòng 1) tại Nhà thi đấu Thái Nguyên (bảng A) và Nhà thi đấu Gia Lâm, Hà Nội (bảng B). Cúp Hùng Vương sẽ diễn ra từ ngày 12/4 - 16/4 tại Phú Thọ với 4 đội nam và 4 đội nữ đứng đầu vòng I. Vòng 2 từ ngày 10/12 - 17/12 tại Khánh Hòa (bảng A) và Bà Rịa-Vũng Tàu (bảng B). VCK sẽ diễn ra từ ngày 22/12 - 25/12 tại Khánh Hòa và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều