Tiêu đề của website

Theo vết xe đổ bóng đá

Bóng đá Việt Nam đang tỏ ra bế tắc trong chuyện đào tạo đội ngũ kế thừa, đó là điều đã được nói khá nhiều từ sau thất bại tại AFF cup 2010. Nguyên nhân đã được chỉ ra là có quá nhiều ông chủ làm bóng đá theo kiểu ăn xổi ở thì, đua nhau vung tiền mua cầu thủ nội lẫn ngoại để sớm có thành tích. Điều đó đã khiến cho giải vô địch quốc gia dù khá là gay cấn, hấp dẫn, nhưng bù lại đội tuyển thì ngày càng khan hiếm tài năng.

Bóng đá Việt Nam đang tỏ ra bế tắc trong chuyện đào tạo đội ngũ kế thừa, đó là điều đã được nói khá nhiều từ sau thất bại tại AFF cup 2010. Nguyên nhân đã được chỉ ra là có quá nhiều ông chủ làm bóng đá theo kiểu ăn xổi ở thì, đua nhau vung tiền mua cầu thủ nội lẫn ngoại để sớm có thành tích. Điều đó đã khiến cho giải vô địch quốc gia dù khá là gay cấn, hấp dẫn, nhưng bù lại đội tuyển thì ngày càng khan hiếm tài năng.
Trong khi bóng đá đang loay hoay chưa biết vượt qua vũng lầy đó bằng cách nào, thì đến lượt bóng chuyền xăm xăm lao vào vết xe đổ đó. Hôm qua, Giải vô địch bóng chuyền quốc gia 2011 đã khởi tranh tại Hà Nội. Ngày xưa, thủ đô là đất đam mê bóng chuyền. Thế mà, giải vô địch quốc gia dù đã lâu lắm mới trở lại thủ đô, nhưng không khí vẫn hết sức thầm lặng. Đi tìm nguyên nhân của sự thầm lặng đó, chính ông Tổng thư ký Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam - Trần Đức Phấn phải nhìn nhận rằng, nguyên nhân chính là do chất lượng các đội bóng ngày càng đi xuống, không đáp ứng được sự mong mỏi của người hâm mộ.
Ảnh minh họa
Nếu tính từ SEA Games 2007 với sự xuất hiện của tay chủ công kiệt xuất Ngô Văn Kiều, tính đến nay đã bốn năm trôi qua và chẳng có gương mặt nào mới nổi lên. Tương tự, ở phía nữ, sau thế hệ Phạm Kim Huệ, Ngọc Hoa, Diệu Châu... cũng chưa thấy một gương mặt mới nào thật sự làm sáng sủa nền bóng chuyền nữ VN. Và để chữa cháy cho tình trạng khủng hoảng lực lượng kế thừa đó, các đội bóng đã đua nhau nhập ngoại binh về thi đấu. Tại giải vô địch năm nay, người ta đã điểm mặt được tổng cộng có 22 tay đập ngoại xuất hiện, trong đó có 15 người đến từ Thái Lan. Đau một nỗi là trong số 15 tay đập này có khá nhiều lão tướng đã hết thời ở xứ chùa vàng nhưng vẫn được trọng dụng ở Việt Nam, đó là Patcharee, Jutarat, Chaisri... Thật bi kịch cho hai môn thể thao thu hút được lượng người yêu thích đông nhất ở Việt Nam. Các nhà quản lý thể thao VN thì cứ bình thản bảo rằng đó là quy luật thị trường. Một khi mở toang cửa xã hội hóa thì việc các đại gia tham gia làm thể thao là điều cần khuyến khích, và đồng tiền của tư nhân ắt sẽ biết sử dụng sao cho hiệu quả! Trên lý thuyết thì đúng là như thế, vì không thể nào chen chân vào can thiệp chuyện ở các CLB là sẽ phải như thế này hay như thế kia. Nhưng, nếu khoanh tay ngoảnh mặt mặc cho các đại gia muốn làm gì thì làm thì sẽ đến lúc họ cũng ngán ngẩm cái chuyện cứ chạy theo săn lùng cầu thủ ngày mỗi khan hiếm. Rõ ràng câu chuyện của thể thao Việt Nam nói chung và bóng đá với bóng chuyền nói riêng, chính là nằm ở chỗ quản lý. Từ bộ máy nhà nước cho đến các liên đoàn đã không đủ trình độ và bản lĩnh để đưa ra những chính sách ràng buộc các đại gia làm thể thao, để làm sao sự xuất hiện của họ có ích thật sự cho việc phát triển bền vững chứ không thể là thỏa mãn ý thích trong một sớm một chiều.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều