Tiêu đề của website

Câu chuyện thể thao: Ngại lên tuyển

Sự vắng vẻ trong ngày tập trung 2 đội tuyển bóng chuyền nam và nữ vô tình chỉ ra một thực tế, mà có lẽ, những người trong cuộc đều hiểu: khá nhiều cầu thủ ngại lên tập trung! Một tuyển thủ nhiều năm khoác áo ĐTQG tâm sự “cực chẳng đã mới phải gật đầu, chứ thực tình chẳng muốn lên tập trung đội tuyển chút nào”. Vì sao lại thế?

Sự vắng vẻ trong ngày tập trung 2 đội tuyển bóng chuyền nam và nữ vô tình chỉ ra một thực tế, mà có lẽ, những người trong cuộc đều hiểu: khá nhiều cầu thủ ngại lên tập trung! Một tuyển thủ nhiều năm khoác áo ĐTQG tâm sự “cực chẳng đã mới phải gật đầu, chứ thực tình chẳng muốn lên tập trung đội tuyển chút nào”. Vì sao lại thế?
“Thì anh tính, lên tuyển bị cắt hết mọi chế độ ở CLB. Địa phương nào có nhà tài trợ còn giữ được, chứ đội bóng do tỉnh quản lý thì bị cắt là đương nhiên. Hơn nữa, lên đội tuyển, nhận tiền cũng đâu có đủ sống, luôn thiếu, thậm chí phải xài cả tiền nhà thì anh bảo sướng hay khổ?”, tuyển thủ nọ lý giải. Mà chẳng hiểu sao, mỗi năm, Liên đoàn bóng chuyền (VFV) nhận được khoản tiền tài trợ tương đối lớn, các tuyển thủ vẫn phải kêu là “đói” nhỉ? Vì nghĩa vụ quốc gia, đã có lệnh triệu tập thì phải lên. Đối với nhiều cầu thủ trẻ, đấy là cơ hội tạo dựng thương hiệu bản thân. Thế nhưng, đối với các cầu thủ quá nhiều năm khoác áo ĐTQG, là điều bình thường. Tuy nhiên, cũng phải thành thực thừa nhận thế này (như các cầu thủ kỳ cựu thừa nhận), đội tuyển bây giờ nên trẻ hóa, tạo cơ hội cho các tay đập trẻ thi đấu, một mặt tạo ra luồng gió mới, tươi mát hơn cho bóng chuyền Việt Nam, mặt khác sẽ kích thích nhiều thế hệ sau nữa nỗ lực và phấn đấu như các đàn anh trước họ. Đội tuyển có thể cần những cựu binh, nhưng ở mức vừa phải là hợp lý, chứ cứ nhìn vào đội tuyển giờ đây, đa phần là các gương mặt cũ, chuyên môn cũng đã qua thời hăng hái nhất, thì khó mà kỳ vọng nhiều ở họ. Đấy là thực tế mà nhiều nhà chuyên môn chỉ ra cho đội ngũ tuyển chọn thành viên cho ĐTQG. Nhưng, ý kiến là một chuyện, còn những người chọn quân có tiếp thu hay không lại là chuyện khác. Mà ở đây, đôi khi, nhiều vị chức sắc trong Ban chuyên môn còn không có quyền chọn người, thì lấy gì đảm bảo đội tuyển sẽ mạnh và vững tinh thần trước các cuộc tranh tài quan trọng. Cũng còn một vài lý do khác nữa khiến nhiều tay đập ngại lên tuyển. Chẳng hạn, cách đây chưa lâu, danh sách tập trung ĐTQG dự Asian Games 2010 mập mờ, chuyện “quân anh, quân tôi” rộ lên và chuyện học trò không hợp tác với thầy ở chuyến xuất ngoại đó làm nhiều cầu thủ tâm huyết thực sự tỏ ra nản lòng.
Lên tuyển với nhiều cầu thủ bây giờ giống như một cực hình. Ảnh:Dũng Phương
Không biết, có ai kể những rắc rối như thế cho các vị chuyên gia nước ngoài nhận huấn luyện 2 ĐTQG nghe để hiểu và để làm cho tốt hay không, chỉ biết rằng giờ đây, tình trạng nhiều tuyển thủ và thậm chí là nhiều HLV có chuyên môn giỏi tìm cách thoái thác nhiệm vụ ở đội tuyển, không vì lý do này cũng vì nguyên nhân khác. Thậm chí, một HLV lão làng còn nhấn mạnh nếu đội ngũ lãnh đạo VFV không thay đổi cách nghĩ, cách làm, thì đội tuyển vẫn thế, nghĩa là vẫn bệ rạc thành tích và “thiếu đủ thứ”. Mới đây, HLV Nguyễn Văn Hải xin rút lui khỏi Ban huấn luyện ĐTQG nam, và theo lý giải của ông, do quá bận rộn với chuyện ở đội bóng Long An. Còn nhiều điều để lo cho các học trò, nhất là sau khi đội bóng bị nhà tài trợ quay lưng. Ông Hải vừa huấn luyện chuyên môn, vừa phải chạy vạy lo cuộc sống cho các học trò đã cùng mình vượt khỏi giai đoạn khó khăn nhất. Hôm qua, đến lượt HLV Nguyễn Quốc Vũ cũng xin rời đội tuyển nữ. Người ta có thể hiểu được nỗi khổ của ông Hải, ông Vũ nhưng cũng mừng cho họ, vì không lên tuyển lúc này lại hóa hay. Vì lên tuyển đâu có sung sướng như nhiều người nghĩ…

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều