Tiêu đề của website

Bóng chuyền Việt Nam: Vẫn còn lãng phí cơ hội

Qua thời gian hội nhập ngày càng có chiều hướng sâu rộng với bạn bè quốc tế, bóng chuyền VN đã tổ chức thành công nhiều giải do Liên đoàn Bóng chuyền Quốc tế (FIVB) hay Liên đoàn Bóng chuyền châu Á (AVC) ủy nhiệm, như Giải nữ Wolrd Grand Prix 2007, Giải vô địch nữ châu Á 2009 hay Giải vô địch các CLB nữ châu Á năm 2011 cùng một số giải giao lưu quốc tế khác.

Qua thời gian hội nhập ngày càng có chiều hướng sâu rộng với bạn bè quốc tế, bóng chuyền VN đã tổ chức thành công nhiều giải do Liên đoàn Bóng chuyền Quốc tế (FIVB) hay Liên đoàn Bóng chuyền châu Á (AVC) ủy nhiệm, như Giải nữ Wolrd Grand Prix 2007, Giải vô địch nữ châu Á 2009 hay Giải vô địch các CLB nữ châu Á năm 2011 cùng một số giải giao lưu quốc tế khác.
Những mặt “được” qua tổ chức các giải đấu quốc tế tại VN đã được nhận diện: thu hút đông đảo lượng người xem, các đội bóng VN được thi đấu cọ xát nhiều hơn để tích lũy kinh nghiệm... Tuy nhiên, qua những dịp hiếm hoi ấy, nhiều cơ hội quý giá giúp nâng chất cho BCVN đã bị bỏ qua.
Pha tấn công của Oumi Okumoua (11-Nhật Bản) trước hàng chắn Trung Quốc) Ảnh: DƯ HẢI
Thực tế cho thấy, trong các giải đấu quốc tế tổ chức tại Việt Nam, thường thì người ta chỉ tập trung vào “phần chính” - màn trình diễn chính thức trong các ván đấu. Thế nhưng nếu tinh ý, họ có thể thu hoạch thêm không ít điều bổ ích qua những giải đấu này. Chẳng hạn như nếu có dịp vào sân sớm hơn giờ thi đấu chính thức, ta sẽ được chứng kiến phần khởi động đa dạng của các đội bóng trong cùng khu vực Đông Nam Á hay châu lục. Nếu như trước đây, phần khởi động của các đội bóng Thái Lan khiến nhiều người ngạc nhiên vì nó chẳng giống với “bài tập mẫu” của hầu hết đội bóng VN, thì gần đây, Đài Loan, rồi Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên, Iran và đặc biệt là Nhật Bản, đã giới thiệu phương pháp khởi động với những nội dung bài tập sinh động hơn hẳn và gắn liền với thực tế thi đấu trên sân của “phần chính”. Đó có lẽ là lời giải ngắn nhất để khơi nguồn sự cản hứng tạo tính tích cực cho đội bóng trước khi nhập cuộc. Nhiều người theo dõi các giải đấu quốc tế tại VN đều có chung nhận xét, cứ sau phần khởi động chung - chủ yếu giúp VĐV làm dẻo các khớp, nếu như các đội bóng VN chỉ có những bài tập khá khô cứng được “lập trình” sẵn từ bao năm nay, như chia từng cặp - người gõ bóng, người còn lại phòng thủ, nhóm VĐV chuyền hai chuyền theo nhóm riêng biệt, sau đó tổ chức đập bóng trên lưới, từ hàng sau cho đến các vị trí số 4, 3, 2 ở hàng trên, rồi cuối cùng là phát bóng... thì các đội bóng đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc lại tổ chức khởi động với quy mô toàn đội hình chính và một số cầu thủ dự bị loại 1, với các bài tập liên hoàn, từ đỡ chuyền 1 sang tổ chức tấn công đan xen ở nhiều vị trí; các bài chắn bóng- bọc lót, yểm hộ - tổ chức phản công liên tục với lượng vận động tương tự như “phần chính”. Do đó, toàn đội bóng của họ đều trong trạng thái sẳn sàng vào guồng ngay sau tiếng còi khai cuộc của trọng tài. Trong khi đó, để nghiên cứu đối phương, các đội bóng VN - kể cả các BHL của ĐTQG, ĐT trẻ QG thường chỉ có mặt để xem “phần chính” và đương nhiên, những điều rút tỉa được sẽ không phong phú do họ chỉ có ngần ấy các thông tin. Nhiều người cho rằng, nếu được tiếp cận một cách “gián tiếp” trình độ phát triển của các nền bóng chuyền tiên tiến trên thề giới, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Kazakhstan, Nga..., chắc chắn đội ngũ những chiếc “Máy cái” - các HLV của VN sẽ tích lũy thêm những điều bổ ích, hơn là cứ để họ tự “bơi” và mỏi mòn chơ đợi được dịp học tập nâng cao trình độ, hoặc phải... ngồi nhà xem những “phần chính” của giải quốc tế nào đấy tại VN chỉ qua màn ảnh nhỏ.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều