Tiêu đề của website

Bộn bề nỗi lo

(HNM) - Giải đã khép lại với những nhà tân vô địch là Tràng An Ninh Bình (nam) và Thông tin Lienvietpostbank (nữ). Đọng lại sau giải đấu kéo dài từ vòng một (tháng 3) tới vòng hai (tháng 11) là nỗi lo chất lượng và sự mất dần…

(HNM) - Giải đã khép lại với những nhà tân vô địch là Tràng An Ninh Bình (nam) và Thông tin Lienvietpostbank (nữ). Đọng lại sau giải đấu kéo dài từ vòng một (tháng 3) tới vòng hai (tháng 11) là nỗi lo chất lượng và sự mất dần khán giả.
Bóng chuyền Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào các ngoại binh.Ảnh: Minh Hoàng
Không ngoại binh, đội nào cũng kém Đây chính là mùa giải cuối cùng mà Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV) cho phép cầu thủ ngoại được thi đấu ở giải toàn quốc. Bắt đầu từ năm sau, không có tay đập ngoại thi đấu ở Giải vô địch quốc gia (VĐQG). Như thế, sẽ rất nhiều đội bóng khó khăn trong việc tìm thứ hạng như mong muốn. Qua rất nhiều năm và đặc biệt ở giai đoạn hai lượt về năm nay, ngoại binh là "sự sống còn" với các đội, từ nhóm tranh chức vô địch tới những đội trụ hạng thành công. Đức Long Gia Lai và Tràng An Ninh Bình là hai CLB chơi ở trận chung kết nam hoàn toàn nhờ vào tài năng của Wanchai (Gia Lai) và Jiraryu (Ninh Bình). Nếu không có ngoại binh Thái Lan, dàn nội binh rất hùng mạnh như Hữu Hà, Văn Hạnh, Văn Thành… của Gia Lai hay Văn Thúy, Trung Thảo, Văn Đức, Văn Hải của Ninh Bình chưa chắc đủ sức cày ải tới chung kết. Sự phụ thuộc ngoại binh rõ nhất là trường hợp Uranan của Thể Công - Binh đoàn 15. Đội bóng áo lính hừng hực khí thế bước vào bán kết với Đức Long Gia Lai nhưng đúng trận này Uranan bị ốm. Hệ quả là Thể Công - Binh đoàn 15 suy sụp nhanh chóng. Cùng tình cảnh ấy, Cristiano Rodrigues chơi không hiệu quả trong trận sinh tử ở bán kết lẫn tranh HCĐ khiến Sanest Khánh Hòa từ ứng cử viên vô địch đã tụt hẳn xuống hạng tư chung cuộc. Năm nay, Sacombank Biên Phòng (vô địch 2011) phải dự chung kết ngược tranh suất trụ hạng phần nào do không thể thuê được Wang Bin (Trung Quốc) và người thế chỗ là Dai Ra Jui (Đài Loan - Trung Quốc) chỉ đánh được vài trận vòng một rồi trở về. Rất may, nhờ cứu vãn tình thế bằng việc kéo lại Dai Ra Jui trong các lượt trận phân hạng mà đội bóng của HLV Trần Đình Tiền đã trụ hạng thành công. Các đội nữ cũng không ngoài vòng xoáy ấy. Điển hình nhất là Thông tin Lienvietpostbank. Đội bóng này tức tốc thuê Li Yuchen (Trung Quốc) cho vòng hai và lên ngôi vô địch. Dù nhiều năm nữ Thông tin Lienvietpostbank luôn tự hào ở dàn nội binh nhưng khi không có VĐV ngoại họ khá chật vật tại vòng một. Còn Ana Seni (Fiji) của VTV Bình Điền Long An năm nay vẫn góp mặt nhưng HLV Lương Khương Thượng cũng bày tỏ "tay đập này cũng đã xuống sức nhiều, đồng thời đội hình Long An có nhiều VĐV trẻ nên không thể bảo vệ thành công chức vô địch". Tại vòng hai, nhờ các ngoại binh mà người hâm mộ cũng chứng kiến sự "thoát chết" ngoạn mục ở lượt "chung kết ngược" của hai đội Quảng Ninh, Xây lắp dầu khí Thái Bình Dương. Dốc tiền của thuê chủ công Tang Xiao Chen (Trung Quốc), rốt cuộc nữ Quảng Ninh may mắn trụ hạng thành công vào phút cuối còn XLDK Thái Bình Dương nếu không có Zhao Wen Ying thì khó lòng ở lại giải VĐQG. Kể ra một vài trường hợp cụ thể để thấy, dù mỗi CLB chỉ có một VĐV ngoại trong đội hình thi đấu nhưng lại ảnh hưởng quá lớn tới lối chơi của cả đội. Thế nên, nếu không có ngoại binh thì không ít đội sẽ lao đao từ mùa sau. Vắng khán giả - Đến hồi báo động Ở vòng hai, lần lượt các lượt trận vòng bảng diễn ra tại nhà thi đấu Rạch Miễu (TP Hồ Chí Minh) và nhà thi đấu thành phố Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc) đều vắng khán giả. Khán giả ít tới nhà thi đấu rõ ràng đó là thất bại với bất kỳ giải đấu nào. Dù thực tế, tại vòng hai, cũng có những trận đông đảo nhưng đó chỉ là những trận chung kết trong khi những trận cầu đinh ở lượt bán kết cũng không thể kéo khán giả lấp kín các nhà thi đấu. Có thể lý giải từ chất lượng chuyên môn bởi nhiều đội bóng không tiếc tiền đầu tư như Petrovietnam, Maseco TP Hồ Chí Minh hay XLDK Thái Bình Dương đã trồi sụt phong độ nên chỉ cán đích trụ hạng thành công chứ không lọt vào nhóm dẫn đầu như mục tiêu đề ra. Cũng có thể khâu truyền thông còn chưa tốt. Và tới đây, khi các CLB không có VĐV ngoại, liệu mấy ai dám bảo đảm khán giả còn hồ hởi tới nhà thi đấu? Chưa kể, đã có một số ông bầu đánh tiếng rằng bắt đầu nản với sự đầu tư bóng chuyền khi mà kinh tế đã khó khăn kèm theo sức hút giải đấu không còn như xưa. Cũng đáng để lo lắm!

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều