Hình ảnh các VĐV Việt Nam luôn mang theo những thùng mì tôm mỗi khi thi đấu xa nhà đã là điều không còn xa lạ khiến người ta không khỏi lo ngại về vấn đề dinh dưỡng cũng như sức khỏe của các VĐV.
Ngân hàng Công thương và nỗi buồn từ gói mì tôm
Địa điểm thi đấu của Giải bóng chuyền Vô địch các CLB nữ châu Á 2017 khá vắng vẻ
Ai cũng biết, vấn đề dinh dưỡng và thực phẩm là cực kỳ quan trọng trong thể thao, nhiều tấm HCV của Thể thao Việt Nam từng bị mất ở Indonesia hay Myanmar chỉ vì ngộ độc thực phẩm trước giờ thi đấu. Ở Singapore vừa qua, VĐV TDDC, Phan Thị Hà Thanh cũng từng chia sẻ sở dĩ cô bị té ngã khi thi đấu vì trước đó cô không thể ăn uống được với đồ ăn ở quốc gia này. Hay tại SEA Games 2011, 6 VĐV bóng chuyền nữ Việt Nam là Ngọc Hoa, Hà Hoa, Bùi Huệ, Kim Liên, Đào Huyền, Phạm Yến bị ngộ độc thức ăn làm ảnh hưởng khá nhiều đến phong độ.
Từ năm 2012, đội tuyển nữ Việt Nam thi đấu tại Cúp Vô địch châu Á tại Kazakhstan và theo chuyền hai Hà Thị Hoa thì cả đội đã không thể ăn gì vì không quen với đồ khi ăn món nào cũng sốt. Biết trước vấn đề đồ ăn đã gặp phải trước đó, Ngân hàng Công thương cũng xác định khách sạn nấu cái gì, thì họ phải ăn cái đó, nếu không hợp thì về phòng pha mì tôm cho đỡ đói bụng.
Đồ ăn của Kazakhstan khá nghèo nàn.
Thảm hơn cả Ngân hàng Công thương là các cầu thủ của Đài Loan, do không quen với đồ ăn Kazakhstan nên đội này bữa ăn nào cũng mang theo mì tôm và xúc xích.
Chính việc để các VĐV có gì, ăn đó đã khiến họ rơi vào tâm lý sợ không hợp với đồ ăn mà khách sạn nấu ở mỗi khi thi đấu xa nhà. Vì lẽ đó, những thùng mì tôm trở thành hành lý không thể thiếu của các VĐV mỗi khi lên đường ra nước ngoài thi đấu.