Tiêu đề của website

Facebook giả mạo và trò lố

Hiện tượng mạo danh người khác, đặc biệt là những người nổi tiếng để lập các trang facebook đang nở rộ một cách chóng mặt - không chỉ khiến các fan hâm mộ “loạn cào cào” không phân biệt được thật - giả, mà các ''sao bóng chuyền'' cũng nhiều phen khốn đốn. Thậm chí, nhiều tài khoản được lập ra với mục đích chính là bôi nhọ, vu khống… các VĐV nổi tiếng khiến cộng đồng fan bóng chuyền nhiều lần phẫn nộ thay.


Hiện tượng mạo danh người khác, đặc biệt là những người nổi tiếng để lập các trang facebook đang nở rộ một cách chóng mặt - không chỉ khiến các fan hâm mộ “loạn cào cào” không phân biệt được thật - giả, mà các ''sao bóng chuyền'' cũng nhiều phen khốn đốn. Thậm chí, nhiều tài khoản được lập ra với mục đích chính là bôi nhọ, vu khống… các VĐV nổi tiếng khiến cộng đồng fan bóng chuyền nhiều lần phẫn nộ thay.

Điều đáng nói là ngoài những trang lập ra để đó thì có những trang Facebook giả mạo đầu tư công phu, thu hút lượng lớn người hâm mộ theo dõi. Người lập ra những trang Facebook này rất "chịu khó" cập nhật thông tin, hình ảnh từ trang Facebook gốc hoặc tự đưa ra những chia sẻ cá nhân khiến người hâm mộ tưởng rằng đó là những dòng chia sẻ thật của thần tượng. Không chỉ khiến các sao bóng chuyền đau đầu, chính người hâm mộ cũng đã phải nếm trải sự "lợi hại" của những trang Facebook giả.

Các tài khoản giả mạo ban đầu chủ yếu đưa các thông tin chính thống nhằm đánh lừa bạn bè và người dư luận. Tuy nhiên, sau một thời gian đã có lượng người theo dõi và bạn bè đủ đông, các anti fan bắt đầu bung lụa. Rất nhiều lời lẽ thô tục, châm biếm được đưa ra nhằm hạ bệ người nọ, người kia rồi lăng xê thần tượng biến câu chuyện thành một trò lố. Ghê rợn hơn là các tài khoản ảo này còn ngang nhiên bình luận tại các fanpage Facebook hay ngay tại chính Facebook mà các đối tượng này đưa vào tầm ngắm gây nên sự bức súc trong đời sống cộng đồng người hâm mộ bóng chuyền.

Trò bẩn của những kẻ cầm đầu

Trên thực tế, rất nhiều thông tin gây nhiễu loạn cộng đồng người hâm mộ bóng chuyền lại do chính các VĐV bóng chuyền vô tình hoặc cố ý chia sẻ với một cộng đồng fan ruột. Các thông tin này suất phát từ sự đố kị có thể đúng hoặc có thể sai nhưng chung quy lại là nó luôn gây ra sự nhiễu loạn. Một câu chuyện gần đây mà người trong giới cũng chẳng lạ về chuyện một nữ VĐV cũng được xếp vào dạng quá lứa, lỡ thì chuyên bịa đặt nói xấu các đồng nghiệp thậm chí là các đàn em trong đội. Người mới tiếp xúc không biết thì khen cô này ý tứ, dịu dàng, nhưng người ở lâu biết chất thảo mai, bì tị rồi thì chỉ có nước bỏ của, chạy lấy người vì chỉ sợ một ngày kia lại dính phải trò bẩn.

Dù cộng đồng fan bóng chuyền rộng lớn là vậy, thế nhưng các nick name giả mạo khi điểm mặt, chỉ tên cũng chỉ nằm ở một số kẻ cầm đầu, được nhà báo Đỗ Tuấn gắn cho một cái tên rất mỹ miều là “sửu nhi có văn hóa và đóng vai nhà đạo đức học”.

Phụ công Phạm Kim Huệ đang đau đầu với tài khoản ảo Lê Thị Dung với những lời lẽ châm biếm và vô văn hóa.

Trước vấn đề giả mạo này, ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc phát triển và hoạch định chính sách (Growth Manager) của mạng xã hội Facebook tại Việt Nam và đã từng trả lời vắn tắt như sau: "Xin vui lòng vào trang Tiêu chuẩn cộng đồng Facebook để tìm hiểu thêm. Chúng tôi khuyến khích người dùng tiếp tục sử dụng các công cụ báo cáo về nội dung mà họ có quan ngại đến và qua đó chúng tôi có thể điều tra và xử lý một cách nhanh nhất".

Trong trang "Tiêu chuẩn cộng đồng Facebook" mà ông Tước đề cập đến có quy định rằng: "Trên Facebook, mọi người kết nối bằng tên và danh tính thật. Chúng tôi yêu cầu bạn không được công bố thông tin cá nhân của người khác mà không có sự chấp thuận của họ. Tuyên bố là người khác, tạo hiện diện giả cho một tổ chức hoặc tạo nhiều tài khoản là phá hoại cộng đồng và vi phạm điều khoản của Facebook".

Trang này cũng khuyến cáo: "Nếu bạn thấy có nội dung nào trên Facebook mà bạn tin rằng đã vi phạm điều khoản của chúng tôi, bạn hãy báo cáo cho chúng tôi. Xin lưu ý rằng báo cáo một nội dung không đảm bảo rằng nội dung đó sẽ bị xóa khỏi trang web. Vì cộng đồng của chúng ta khá đa dạng nên có thể có một nội dung nào đó không vừa ý bạn hoặc gây phiền phức cho bạn nhưng không đủ tiêu chí để bị xóa hoặc bị chặn. Ví lý do này, chúng tôi cũng cho bạn quyền kiểm soát cá nhân với những gì bạn xem được, chẳng hạn như khả năng ẩn hoặc thầm lặng cắt bỏ liên hệ với những người, những Trang hoặc ứng dụng xúc phạm bạn"

Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Công ty luật TNHH Minh Mẫn): Đã đến lúc Nhà nước đặt ra việc xử lý những vi phạm trên các trang mạng xã hội

Với những hành vi tạo Facebook giả mạo, xét về góc độ pháp lý thì tùy trường hợp mà mức độ có thể xử lý hình sự được hay không.

Nếu chỉ dừng lại ở việc giả mạo tên, hình ảnh người khác trên trang mạng xã hội để “thu hút” lượng độc giả, lượng like thì chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, bởi nó chưa gây ra hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Trong trường hợp lập Facebook cá nhân hay Fanpage nhằm để xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác, chơi bẩn, quấy rối, bêu rếu, nói xấu, phát tán những lời đồn ác ý… là có dấu hiệu phạm tội hình sự theo điều 121, 122 bộ luật Hình sự (tội làm nhục người khác, vu khống).

Như trường hợp facebook giả mượn tiền là đã đủ yếu tố cấu thành tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” người khác theo điều 139 bộ luật Hình sự hoặc tội “sử dụng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản người khác” theo điều 226b bộ luật Hình sự thì sẽ xử lý hình sự theo quy định pháp luật.

Vấn đề là người bị xâm phạm về danh dự, tinh thần hoặc thiệt hại về tài sản phải có đơn tố cáo gửi cho cơ quan công an để khởi tố vụ án điều tra mới có thể đưa vụ việc ra truy tố xét xử. Ngoài ra, đến thời điểm hiện nay pháp luật nước ta chưa có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh các hành vi trong các mạng xã hội. Nên việc xử lý những hành vi này chủ yếu do Ban quản trị các mạng xã hội xử lý căn cứ vào việc vi phạm điều khoản do họ đặt ra.

 

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều