Tiêu đề của website

Rộn ràng như bóng chuyền ở hội làng

Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp xuân về, người ta lại nô nức kéo nhau đi xem hội làng. Với những người hâm mộ bóng chuyền ở nơi đây, chẳng phải đi đâu xa cũng được xem một giải đấu hấp dẫn chẳng khác gì siêu cup hay giải VĐQG mỗi năm chỉ có một lần.


Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp xuân về, người ta lại nô nức kéo nhau đi xem hội làng. Với những người hâm mộ bóng chuyền ở nơi đây, chẳng phải đi đâu xa cũng được xem một giải đấu hấp dẫn chẳng khác gì siêu cup hay giải VĐQG mỗi năm chỉ có một lần.

Sàn đấu xi măng với hàng nghìn khán giả

Đúng 9h có măt tại lễ hộ Cổ Loa, Đông Anh, đã nườm nướp người đến trẩy hội, Nhưng đông nhất vẫn là sân bóng chuyền.

Sân bóng chuyền ở đây được dựng trên nền xi măng, vạch sơn kẻ theo đúng tiêu chuẩn kích thước. Cũng có dây căng xung quanh sân, ấy vậy dù có hàng chục công an, cảnh sát cũng không ngăn được dòng người tràn vào bên trong.

Ở phía bên ngoài, lớp người trước, lớp người sau, vây kín quanh sân, dịch vụ thuê ghế vì thế cũng đắt khách không kém. Với số lượng khán giả đến xem bóng chuyền ở hội, cũng phải lên tới con số nghìn. Theo nhiều khán giả đến xem và cổ vũ, để có được một chỗ đứng họ phải đến trước hàng tiếng đồng hồ, còn với những ai chậm chân thì chỉ còn nước trèo cây hay leo tường thì mới mong có thể xem được.

Quy tụ toàn sao cỡ bự

Đến hội làng, khán giả không khỏi bất ngờ bởi xuất hiện rất nhiều chân dài lênh khênh, chỉ mặt, đặt tên. Nhìn đội hình tham dự dưới sân, đều là dàn hảo thủ tuyển Quốc gia hay đội mạnh như: Hữu Hà, Giang Văn Đức, Hoàng Phương, Thái Hưng, Bình Giang, Xuân Thành, Minh Dũng... Ngay cả tổ trọng tài điều hành, cũng phải là tổ trọng tài “xịn” cấp Quốc gia.

Sân chơi hội làng giờ đây như một giải VĐQG thu nhỏ, những cú đập “chan chát” của các tuyển thủ xuống nền sân xi măng khiến không ít khán giả hâm mộ nhưng chưa từng một lần được đặt chân đến NTĐ thích thú. Cũng chỉ cần như vậy, cứ mỗi pha tấn công lại là một lần hò reo không ngớt của những khán giả không có khán đài.

Cơ hội tập huấn cho các cầu thủ trẻ

Với sân chơi đội mạnh, nhiều khi người ta còn lo toan đến vấn đề thành tích nhưng ở hội làng, cứ đăng ký là được tham gia. Nhiều đội bóng, đặc biệt ở miền Bắc đã coi hội làng như một sân chơi cọ xát cho các cầu thủ trẻ. Nhìn dàn VĐV trẻ của TANB như: Văn Linh, Văn Việt, Xuân Bắc, Văn Nam, Xuân Đại hay của Thể Công là Hữu Tiến phấn khởi ra mặt, nhiều cầu thủ tâm sự với chúng tôi “Về hội làng vui lắm anh ạ, lại được thi đấu liên tục nữa. Chứ ở giải VĐQG, cũng chẳng mơ được gặp toàn cao thủ như thế này đâu”.

Những khán giả đặc biệt

Thăm lễ hội Cổ Loa, chúng tôi bắt gặp một khán giả vô cũng đặc biệt là TTK Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam, ông Trần Đức Phấn. Ngoài sức hấp dẫn vô cùng lớn từ bóng chuyền hội làng, có thể đây chính là cơ hội để ông có dịp chứng kiến tận mắt về sự phát triển của bóng chuyền phong trào.

Khán giả ở những nơi này đều là những người chân quê, giàu tình cảm, chỉ với cái bắt tay rồi xin chữ ký, chụp ảnh...cũng khiến không ít người dân nơi đây trở nên ấm lòng. Với họ, cầu thủ bóng chuyền trước đây là những ngôi sao còn giờ đây họ cũng rất bình dị, cũng rất gần gũi và cũng chẳng mấy khi khán giả như họ được chứng kiến tận mắt và gần như lúc này.

***

Làng Cổ Loa xưa là một làng lớn, năm 1926 có 2.698 người, sinh sống tại 12 xóm trong ba vòng thành cổ.

Cổ Loa có sông Hoàng Giang (còn gọi là sông Thiếp), vốn là một nhánh của sông Ngũ Huyện Khê chảy qua; có Quốc lộ số 3 Hà Nội - Thái Nguyên, nên rất thuận tiện về giao lưu thủy bộ.

Cổ Loa xưa có nông nghiệp trồng lúa trong những cánh đồng thấp trũng kết hợp trồng các loại hoa màu trên các dải đất cao. Nghề thủ công có làm bún, rèn. Làng có chợ Sa, nổi tiếng là chợ lớn ở Kinh Bắc.

Cổ Loa có đền thờ An Dương Vương, am Mỵ Châu (hay am Bà Chúa).

Lễ hội Cổ Loa được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày mồng 6 đến 16 tháng giêng. Hội được tổ chức nhân ngày kỷ niệm Thục Phán nhập cung.Tuy phải làm chứng cho một câu chuyện buồn về sự mất cảnh giác để nước rơi vào tay giặc, song trải qua thời gian, thành Cổ Loa vẫn luôn mãi là niềm tự hào của người Việt Nam về lịch sử chống ngoại xâm.

Năm nay xã Việt Hùng với một loạt hảo thủ của đội bóng Thể Công như: Minh Dũng, Văn Phương, Thái Hưng, Bình Giang, Văn Cao, Anh Tuấn, Hữu Tiến, cộng thêm hỏa lực từ chủ công hữu Hà đã xuất sắc giành ngôi vô địch khi vượt qua một loạt đối thủ mạnh như: công an Phú Thọ hay Tràng An Ninh Bình... Với người dân xã Việt Hùng, càng vinh dự và tự hào khi họ xuất sắc giành chức vô địch của một giải đấu truyền thống đã có từ ngàn đời.

 

Anh Quang


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều