Tiêu đề của website

Giá trị của ngôi sao.

Bóng chuyền Việt Nam nhiều nhân tố, nhưng chung quy lại nếu nói đến ngôi sao như Ngọc Hoa, Kim Huệ, Hữu Hà, Văn Kiều, Thanh Thuận cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay.


Bóng chuyền Việt Nam nhiều nhân tố, nhưng chung quy lại nếu nói đến ngôi sao như Ngọc Hoa, Kim Huệ, Hữu Hà, Văn Kiều, Thanh Thuận cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Điển hình như hoa khôi bóng chuyền Phạm Kim Huệ. Ở tuổi 32, khi sự nghiệp trôi dần về thời điểm cuối, nhưng tin vui đối với Kim Huệ nói riêng và cả bóng chuyền nữ Việt Nam nói chung khi cô vẫn được CLB Ayutthaya ATCC của Thái Lan chào mời. Nó cũng chứng tỏ một thực tế rằng, chuyên môn của phụ công kỳ cựu này vẫn được đánh giá cao, vẫn rất hữu dụng cho các đội bóng hàng đầu khu vực.

Nên nhớ, Kim Huệ từng lập kỷ lục khoác áo ĐTQG khi mới 16 tuổi, đeo băng thủ quân cũng sớm nhất và trở thành mũi đánh nhanh số 1 Đông Nam Á cách đây hơn 10 năm. Kể cả khi còn khoác áo CLB Bộ Tư lệnh Thông tin hay chơi cho đội tuyển nữ Việt Nam, cô vẫn được đánh giá là phụ công số 1, xử lý bóng trên lưới rất thông minh và luôn mang lại hiệu suất ghi điểm cao.

Kim Huệ và Ngọc Hoa là cặp đôi phụ công xuất sắc nhất của BCVN ở thời điểm hiện tại.

Cùng với Ngọc Hoa, Kim Huệ đã góp công rất lớn cho ĐTQG ở đấu trường SEA Games, giữ vững vị trí số 2 khu vực (sau Thái Lan) qua 5 kỳ đại hội. Đấy là lý do hầu hết các CLB trong nước đều muốn sở hữu Kim Huệ sau khi cô chia tay đội bóng Thông Tin, kết thúc mối lương duyên kéo dài gần 15 năm. Đội bóng may mắn có được sự phục vụ của Kim Huệ lúc này là Ngân hàng Công thương - 1 trong 4 đội nữ hàng đầu Việt Nam.

Việc Kim Huệ xuất ngoại vốn không nằm trong kế hoạch của chính cô. Thế nhưng, từ đó lại thể hiện một vấn đề khác, tức là trình độ chuyên môn của các VĐV Việt Nam ngày càng được đánh giá cao. Nếu thi đấu ở Indonesia hay bất kỳ một quốc gia nào khác tại Đông Nam Á thì không nói, nhưng khoác áo một CLB tại Thái Lan - xứ sở bóng chuyền vẫn được coi là số 1 khu vực - thì lại khác. Giá trị của những ngôi sao như Kim Huệ, Ngọc Hoa nằm ở đó.

Thực ra, đây không phải là lần đầu các đội bóng Thái Lan mời VĐV Việt Nam sang thi đấu. Song trước kia, hầu hết các đội bóng trong nước đều ngại “mở cửa” cho VĐV bước ra để vừa thi đấu, vừa học hỏi từ bạn bè.

Câu chuyện đóng cửa tự chơi đã trở thành phổ biến, phần nào đó đã hạn chế sức phát triển của bóng chuyền Việt Nam. Trong khi đó, ngay ở thời điểm thăng hoa nhất của mình, bóng chuyền Thái Lan vẫn khuyến khích VĐV khoác áo ĐTQG nam lẫn nữ tìm kiếm cơ hội thi đấu ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác tại châu Á, châu Âu. Triết lý làm bóng chuyền thời mở cửa đó rõ ràng đã giúp ích cho Thái Lan rất nhiều, quan trọng là việc rèn luyện bản lĩnh, nâng cao chuyên môn cho các VĐV. Đội tuyển nữ xứ chùa Vàng bước lên đỉnh châu Á năm 2009 và 2013 một phần cũng nhờ vào điều đó.

Dẫu hơi muộn, nhưng việc bóng chuyền nữ Việt Nam bắt đầu “xuất khẩu” VĐV là định hướng đúng. Sau Ngô Văn Kiều, Ngọc Hoa, Kim Liên, Đỗ Minh, Kim Huệ, chủ công trẻ Trần Thị Thanh Thúy và kể cả Từ Thanh Thuận hay Hà Ngọc Diễm cũng nhận được nhiều lời chào mời. Thậm chí, có Trường đại học tại Mỹ khẳng định sẽ kết hợp với CLB Bình Điền Long An chu cấp hoàn toàn kinh phí học văn hóa cho Trần Thị Thanh Thúy cho đến khi tốt nghiệp, miễn là cô và đội bóng Long An chấp nhận ký vào bản hợp đồng VĐV chuyên nghiệp dài hạn.

Còn rất trẻ, nhưng Thanh Thúy cũng đã trở thành ngôi sao của bóng chuyền nữ Việt Nam, và dĩ nhiên giá trị của cô ngày càng lớn hơn, cả về chuyên môn lẫn trên thị trường chuyển nhượng.


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin
Từ Thanh Thuận

Từ Thanh Thuận

Ngày sinh: 15/07/1992
Quê quán: Tiền Giang
CLB: Sanest Khánh Hòa
Vị trí: chủ công, đối chuyền
Số áo: 14
Tiêu điểm
Xem nhiều