Tiêu đề của website

Khi nhà giàu cũng khóc.

Maseco TP.HCM luôn được coi là đội bóng nhà giàu của bóng chuyền Việt Nam.


Maseco TP.HCM luôn được coi là đội bóng nhà giàu của bóng chuyền Việt Nam. Với sự bạo tay của Công ty Cổ phần Dịch vụ Phú Nhuận, Maseco TP.HCM đã vung tiền đưa về rất nhiều cầu thủ chất lượng như chuyền hai Thanh Tùng, phụ công Hoàng Thương, Văn Tuấn, chuyển nhượng ngắn hạn Thành Hạc, Minh Trắng… Nhưng trái ngược với kế hoạch quảng bá rầm rộ trước mỗi giải đấu, thành tích của Maseco TP.HCM làm được khiến không ít người hâm mộ bóng chuyền thành phố cảm thấy buồn lòng.

Từ đầu năm 2014 đến nay thành tích tốt nhất của đội bóng này chính là chức vô địch Siêu cúp Đạm Cà Mau 2014, nhưng thành công này được bắt nguồn từ việc chuyển nhượng ngắn hạn “thùng thuốc pháo” đến từ Vĩnh Long - Từ Thành Thuận. Chính Thuận là người góp 50% sức mạnh của Maseco TP.HCM, giúp đội bóng này đi đến thắng lợi.

Maseco TP.HCM (Nam TP.HCM)  tiếp tục thất bại tại Đại hội TDTT Toàn quốc 2014. Ảnh: Khả Hòa.

Tiền nhiều, quảng cáo lắm, nhưng nỗi thất vọng lớn nhất của đội bóng này chính là việc liên tục để thua phải đi chung kết ngược tại giải VĐQG năm nay. Và phải chờ đến một chút may mắn, Maseco TP.HCM mới có thể trụ hạng thành công.

Trước Đại hội TDTT Toàn quốc 2014, Đại hội Liên đoàn Bóng chuyền TP.HCM đã được tiến hành, với quyết tâm của những người lãnh đạo là thay đổi hình ảnh của bóng chuyền thành phố, cùng với đó là việc thay tướng khi HLV Bùi Huy Châm được mời vào vị trí HLV trưởng. Binh tài, tướng giỏi, lại có được sự hậu thuẫn lớn từ phía lãnh đạo. Maseco vẫn thể hiện một khí thế hừng hực trước đại hội như các giải đấu trước đó. Nhưng rốt cuộc đội bóng này vẫn liên tiếp phải chịu thất bại khi để thua trước Khánh Hòa và tuyển Quân đội.

Nhìn sang các cầu thủ Long An hay Vĩnh Long, với mức lương chỉ hơn 2 triệu đồng/ tháng chỉ bằng 1/10 các cầu thủ Maseco TP.HCM nhưng đây lại chính là hai đội bóng chơi bùng nổ, để có mặt tại vòng bán kết năm nay. Vậy phải chăng đồng tiền đã làm nên chuyên môn ? hay đồng tiền chỉ hỗ trợ cho chuyên môn. Câu chuyện của Maseco cũng chính là một phần câu chuyện của Bóng chuyền Việt Nam dưới bàn tay lãnh đạo của ông TTK Trần Đức Phấn.

Nhiều nhà chuyên môn khi nói về đội bóng Maseco đã có chung một nhận đinh: “Đội bóng mà có quá nhiều “sao” dĩ nhiên sẽ có những mặt tích cực, đi cùng với tiêu cực. Lối chơi thiếu gắn kết do chắp vá đội hình, cũng là nguyên nhân thất bại của đội bóng này. Ngoài ra, công tác đào tạo trẻ không tốt, quanh năm chỉ lo đi thuê mướn, mua bán các cầu thủ của đội khác, khiến người ta cảm thấy thiếu sự bền vững.”

Cái cảnh "nhà giàu cũng khóc" không chỉ xuất hiện ở bóng chuyền, mà nó cũng không lạ đối với bóng đá. Đầu tư cho chuyên môn, chăm lo cho công tác đào tạo trẻ mới là cốt lõi của sự phát triển.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều