Tiêu đề của website

Cái tên để nhớ

Trong bóng chuyền, rất nhiều đội bóng thay đổi phiên hiệu. Tất cả chỉ vì nhà tài trợ đồng hành thì họ phải được quyền lợi có tên. Trường hợp lịch sử chính là đội nữ Xây lắp Dầu khí Thái Bình Dương trước đây. Khi ra đời, đội bóng này được lấy phiên hiệu trên do tiền từ Công ty Xây dựng dầu khí Thái Bình Dương đầu tư. Khi khán giả còn chưa quen và chưa biết nhiều về đội bóng chuyền nữ trên, họ đã đổi tên thành Bia Sài Gòn-Thái Bình Dương. Chưa đầy 2 năm sau khi đổi tên, phiên hiệu này đã giải thể do ngành dầu khí dừng đầu tư cho thể thao.


Chưa tồn tại đủ 5 năm mà 2 lần đổi tên rồi giải thể, phiên hiệu thể thao như vậy chỉ làm vui cho các ông chủ đầu tư chứ không tạo được uy tín đối với khán giả. Dấu ấn đậm nét nhất là bóng chuyền nữ Hà Nội trong ngày còn được gọi là CLB Bưu điện Hà Nội. Tồn tại nhiều năm và giành nhiều chức vô địch quốc gia, đội bóng có rất nhiều khán giả thủ đô mến mộ. Tới lúc này, khi phiên hiệu đó đã không còn và trong những lúc bóng chuyền nữ thủ đô chỉ lấy tên Hà Nội, khán giả vẫn quen miệng gọi họ bằng phiên hiệu Bưu điện Hà Nội (cũ).

Bóng chuyền quân đội vốn có tính truyền thống trường kỳ nhất. Các đội bóng chuyền đang dự giải VĐQG 2016 hay những đội chơi ở hạng dưới đều thể hiện nét đặc trưng và mang tên đơn vị của mình. Dù thế, nhiều đơn vị vẫn phải ghép tên đội bóng với nhà tài trợ trong thời cuộc “cơm áo, gạo tiền”. Điển hình là đội bóng chuyền nữ Bộ tư lệnh Thông tin. Khi cơ chế mở cần thêm tài trợ xã hội hóa, đội bóng này đã đổi phiên hiệu từ Bộ tư lệnh Thông tin sang Bộ tư lệnh Thông tin Trustbank, Thông tin LienViet bank và hiện tại là Thông tin LienViet Post bank. Qua mỗi lần thay đổi, theo tìm hiểu, bóng chuyền nữ Bộ tư lệnh Thông tin mạnh mẽ hơn về tài chính nên chấp nhận gắn tên chung về lâu dài.

Bóng chuyền nữ Thông tin từng vài lần đổi tên. Ảnh: Thiên Hoàng

Đội bóng chuyền Thể Công là đơn vị có truyền thống lâu đời nhất nhì Việt Nam (hơn 50 năm). Qua nhiều giai đoạn, tới bây giờ, bóng chuyền là đội thể thao duy nhất mà thể thao Quân đội vẫn giữ được tên gọi Thể Công. Có giai đoạn từ 2011 tới 2014, Binh đoàn 15 tham gia tài trợ và gắn tên cùng Thể Công. Thực tế, người hâm mộ và giới chuyên môn vẫn chỉ gọi duy nhất cái tên Thể Công khi nói về đội bóng này (hiện do HLV Phùng Công Hưng huấn luyện). Những cựu cầu thủ, cựu HLV và người hiện tại từng được đào tạo ở đây luôn tự hào về phiên hiệu mà mình đã một thời gắn bó. Bên ngoài, các giải bóng chuyền được tổ chức ở nhiều địa phương thì bất kỳ đâu, khán giả cũng quen tên gọi và cổ vũ hô vang Thể Công nhờ tính truyền thống đó.  

Bóng chuyền giống bóng đá là đang đẩy mạnh xu hướng để doanh nghiệp trực tiếp quản lý luôn thay vì song hành tài trợ. Nhiều cầu thủ cũng e ngại trong cơ chế doanh nghiệp phải theo ông chủ. Nếu ông chủ cũ thích rồi nghỉ mà ông chủ mới lên không thích thì rất dễ bị giải tán nhanh gọn.


Tác giả:NGUYỄN ĐÌNHNguồn: SGGP
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều