Tiêu đề của website

Góc chuyên môn: BỎ NHỎ

Biên niên sử BCVN rất vinh dự có tấm hình Bác Hồ đánh bóng chuyền ở chiến khu Việt Nan thời chống Pháp. Sách có ghi lại rằng Bác thật là vui tính, trên sân đấu vào buổi chiều sau giờ làm việc, Bác hay rủ các chiến sỹ cận vệ và anh em cùng cơ quan ra sân BC rèn luyện thân thể. Ông Tạ Quang Chiến, nguyên Tổng cục trưởng TDTT và cũng là chiến sỹ cận vệ năm xưa của Hồ Chủ Tịch kể rằng vừa chơi Bác vừa reo to: “Chú ý, chú ý nó bỏ nhỏ sau lưng Bác đó”. Thế nên tôi muốn nhân dịp này điểm lại đôi nét về cái kĩ thuật rất độc đáo ấy.


Biên niên sử BCVN rất vinh dự có tấm hình Bác Hồ đánh bóng chuyền ở chiến khu Việt Nan thời chống Pháp. Sách có ghi lại rằng Bác thật là vui tính, trên sân đấu vào buổi chiều sau giờ làm việc, Bác hay rủ các chiến sỹ cận vệ và anh em cùng cơ quan ra sân BC rèn luyện thân thể. Ông Tạ Quang Chiến, nguyên Tổng cục trưởng TDTT và cũng là chiến sỹ cận vệ năm xưa của Hồ Chủ Tịch kể rằng vừa chơi Bác vừa reo to: “Chú ý, chú ý nó bỏ nhỏ sau lưng Bác đó”. Thế nên tôi muốn nhân dịp này điểm lại đôi nét về cái kĩ thuật rất độc đáo ấy.

KHÁI QUÁT

Hệ thống kỹ thuật tấn công trong môn BC khá đa dạng. Nó có thể là cú tấn công xa hay gần lưới, là cú phát bóng uy lực ở cả hai khâu sức mạnh (nhảy phát mạnh) và từ quỹ đạo bay của trái bóng khi phát bay (dưới đất hoặc nhảy phát), kể cả là những kĩ năng chắn bóng mà có chuyên gia quốc tế coi đó là thứ tấn công (bắt nguồn từ phòng thủ tích cực). Nhưng chúng ta sẽ không thể nào quên đi một kỹ thuật tấn công nữa ở môn chơi hấp dẫn này là bỏ nhỏ, nói đầy đủ là nhóm kĩ thuật bỏ nhỏ của nhóm chủ công hay các phụ công tên tuổi. Nếu kĩ thuật tấn công có những cú đánh biên (dãn biên, trung biên), lao (dài, ngắn), chồng (chồng và giả chồng), những quả tấn công từ sau vạch 3m, đặc biệt là cú đánh móc câu hiểm hóc nay xem như đã bị thất truyền, còn nữa, đi cùng với các cú đánh ấy là những động từ rất đặc trưng như đập, gõ, vỗ, chém, lỏng tay và chặt tay…thì ở nhóm bỏ nhỏ lại có rất nhiều điểm nhấn, cùng với những tay đập tên tuổi của làng bóng gần xa.

Luận về kĩ năng của môn chơi Olympic này, sách giáo khoa BC từng nói như đinh: Mọi kỹ năng phòng thủ ở trên và ở dưới lưới nhìn chung đều thực hiện để ngăn cho đối phương không thể đưa trái bóng vào vị trí số 6 giữa sân. Mà đúng như thế thật, tôi là người ngoại đạo nhưng khi lên tuyển môn BR gần gũi với đội BC và lại yêu mến BC lắm nên cứ bám sân này rất ghê, hễ đụng một tí là cố tìm hiểu từ các danh thủ ngày ấy như Uyển, Phụng, Sơn hay các chị Mùi, Liên…qua đó thấy hết cái giá trị của những cú bỏ nhỏ. Chao ơi, một cú đánh búa bổ có thể khiến khán giả trầm trồ đấy song một cú bỏ nhỏ cực thông minh và tinh tế lại có thể tạo nên những hiệu ứng rất khó tả, tuyệt vời và người hâm mộ cũng hay ví cú đánh ấy là "đánh bóng bằng đầu".

Trong một khảo sát (chưa chính thức) thì trung bình ở môt trận đấu tại Giải VĐQG môn BC ở ta, cú bỏ nhó sẽ chiếm khoảng 21-23% tổng số điểm, là cao hơn hẳn những điểm số lấy từ quả nhảy phát có uy lực. Còn ở trong cuốn sách GK “Các bài giảng về môn BC” (Liên Xô, NXB Volga 1965), tác giả có quan điểm, theo đó một đội bóng mà biết cách giữ sức và bảo toàn lực lượng cho mình là đội bóng biết bỏ nhỏ và hay bỏ nhỏ trong thi đấu. Còn tại Olympic 1960, tuyển nữ Nhật Bản đã làm nên chuyện lớn vì không những phòng thủ rất siêu, họ còn biết khai thác sự chậm chạp của BC nữ Liên Xô nên bỏ nhỏ rất hiệu quả. Ở ta, những “búa máy” mà yếu về bỏ nhỏ lại thường lại hay bị dư luận gọi là “đầu đất” và rất ít cao thủ đúng nghĩa lại kém về kĩ năng này.

NHỮNG GƯƠNG MẶT BẠN BÈ

Tôi không nhớ tên anh cầu thủ BC người Bungarie ấy, chỉ biết đó là chủ công tuyển BC xứ sở hoa hồng và đã như cánh én giúp đội Bun đả bại đội Liên Xô hùng mạnh tại giải vô địch châu Âu năm 65-66 mà tôi khó nhớ hết. Những thước phim quý hiếm mà tụi sinh viên Toán tình cờ đươc ông thày trẻ đem từ Liên Xô về đã làm lũ tôi mất ăn mất ngủ, có lẽ chỉ vì cái tài bỏ nhỏ siêu việt của anh chàng chỉ cao chứng 1.85 này. Tại trận chung kết BC nam ở kì SEA Games 28 giữa Việt Nam và Thái Lan, cả Jirayeu và Thanh Thuận đã có một vài cú bỏ nhỏ thành công nhưng tôi cho rằng về đại thể, phái nữ bỏ nhỏ hay hơn cánh mày râu. Tôi chắc bạn sẽ ok ý kiến này, mặc dù Giba, Mujarat của Braxin hay Nga có là thần tượng của những ai đi nữa thì lối bỏ nhỏ của các cô gái chân dài Thaisa, Fabiana của Braxin hay Liu Ju Mei (TQ), kể cả cô Gamova cao kều của Nga…vẫn làm ta ngây ngất. Đó là chuyện xứ người. Còn về kĩ năng bỏ nhỏ của cầu thủ Việt Nam thì sao?

VUA BỎ NHỎ

Ngọc Hoa luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều hàng chắn với những pha bỏ nhỏ tinh tế.

Thử tưởng tượng ki một tay đánh bên kia lưới “bay” lên ra đòn, thường thì bộ ba hàng trên tất phải bám lưới ngăn chặn bóng (nhất là vào số 6) còn L hay ai đó lùi sâu xuống để đề phòng bật tay chắn ra xa, nếu như tay đánh kia đủ khéo léo để lừa được đối phương và bỏ nhỏ vào số 6 (xưa kia vẫn gọi đó là lỗ đồng xu) điều thường xảy ra là nhóm sau sân cứng chân lại mà không kịp bọc lót, cũng khi trước ta vẫn gọi sự chậm trễ đó là “chân chì”. Tại SEA Games 28 này, cả Ngọc Hoa và Thanh Thúy có những cú bỏ nhỏ hay từ sau vạch 3m, riêng Bùi Ngà đã lấy diểm mấy lần khi chạy một bước về số 2 song bỏ nhỏ xuống ngay sau lưng số 4, và bóng tốt! Trước đây, cựu tuyển thủ Thanh Thúy quê Hải Dương, từng 3 lần nhận danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải VĐQG có quả bỏ nhỏ rất hay mà tôi từng mô tả là “nhỏ tắt”, nghĩa là trái bóng ra tay Thúy chỉ vừa qua sát sạt tay chắn của đối phương rồi rơi ngay cạnh đó (mà không cao quá để bên đối phương kịp lót như khá nhiều cầu thủ hiện nay). Bùi Thị Huệ cũng có 1 cú bỏ nhỏ điệu nghệ: bỏ nhỏ chân số 4 bên người ta mà mặt tỉnh bơ quay sang phía khác làm bên kia thua mà phát bực! Chủ công Nguyễn Thị Xuân của NHCT hay chụm bàn tay lại, lấy độ cao rồi vít bóng xuống sân, đôi khi cũng có hiệu quả. Nhìn chung như đã nói, phái đẹp bỏ nhỏ hay hơn và theo quan sát của tôi, BCVN 50 năm qua có 2 tay đánh giỏi nhất về món bỏ nhỏ là ông Nguyễn Thanh Thưởng (Thể Công) và bà Nguyễn Thị Mùi (thủ quân đội Trường Huấn luyện).

NGUYỄN THỊ MÙI

Hai chủ công VN-Campuchia sau trận đấu 

Chị là lớp đầu của nữ Trường huấn luyện - Nhổn ngày ấy. Người đội trưởng có kỹ năng chơi bóng rất toàn diện này có quả bỏ nhỏ rất chi đặc biệt, khác người lắm. Thay vì dùng mấy ngón tay (là chính) đánh nhẹ vào trái bóng theo hướng vào một góc hở theo quan sát của mình, chị Mùi nắm chặt bàn tay rồi bẻ cổ tay hơi ưỡn ra sau, na ná động tác giơ tay hô khẩu hiệu song rất mềm mại và đấm nhẹ vào đít trái bóng để bóng rơi ngọt lịm xuống sân. Chiến tích của chị thì quá nhiều mà trận đấu tranh hạng Ba tại Ganefo châu Á năm 1966 tại thủ đô Phnompenh (Campuchia) diễn ra dưới sự chủ trì của Quốc trưởng Norodom Xi-ha-nuc và phu nhân là bà hoàng Monique là hay nhất. Đó là cuộc chiến giữa hai cao thủ “Mùi Việt Nam” và buá máy Sirirat, chị Mùi 1m73 còn Sirirat cao ngót 1m80. Trong ván đấu chung kết cực kì gay cấn, Sirirat rât hay và tung nhiều đòn sát thủ và bạn đã dẫn đến 14-4, còn 1 điểm nữa là Capuchia xếp hạng III, chỉ sau Trung Quốc, Triều Tiên. Thế rồi chính chị đội trưởng BCVN đến bây giờ khi tâm sự với tôi qua điện thoại cũng không hiểu rằng có một sức mạnh nào mà các chị, những cô gái Việt Nam từ nơi tuyến lửa đến với bạn bè, hôm ấy lại chơi bốc lên đến thế. Họ như còn đó các nữ anh hùng thể thao là Liên (4), Quế (5), Hoa (6), Bình (2), Lịch (3) và đội trưởng Mùi (8).Cách đây mươi năm, khi gặp tôi, cố chuyền hai Kim Quế, cô gái có giọng hát nữ cao rất chi chuyên nghiệp của TTVN đã tâm sự rằng lúc ấy chị chỉ biết đưa bóng cho chủ công Mùi và chị Mùi ăn rất nhiều quả bỏ nhỏ. Và đội ta cứ lên dần, cho đến 14 đều rồi 15-14, thế rồi cái giây phút tuyệt vời nhất đã đến: chuyền hai Kim Quế lạnh lùng chuyền một đường bóng vừa tầm mà không thấp như mọi khi và Mùi nhảy lên, lạnh lung hơn nữa đặt trái bóng nhẹ nhàng xuống vị trí giữa sân trong khi ấy 4/6 cầu thủ chính của đội bạn ngã lăn lóc dưới đất mà không cứu nổi, Việt Nam giành HCĐ!

NGUYỄN THANH THƯỞNG

Nam BCVN trước ngày đi GANEFO 1963, ông Thưởng ngồi thứ 2 trái sang. Ảnh cố NB Phan Sang.

Ông Thưởng người Thanh Hà, Hải Dương, sớm đầu quân vào Thể Công và xuất trận chính thức trong trận "ta" thắng 3-0 trước đội chủ nhà Indonesia tại Đại hội Ganefo 1963, tỏ chức ở Jakarta. Ông là chủ công rất chi ma mãnh, những cú đánh của danh thủ này không được nhà mĩ học khen tặng song nhà thể thao sành sỏi lại hài lòng. Các mũi đánh kiệt xuất ngày ấy như Uyển, Phụng, Hải, Sơn, Giang chẳng ai chơi “ngoằn ngoèo” như ông, nhất là những quả bỏ nhỏ! Khi Thể Công gặp kỳ phùng là Trường huấn luyện, ông thường làm các bạn bè ở bên sân kia điêu đứng chỉ vì cú bỏ nhỏ khó lường. Thế mà ít ai biết rằng ở ta đâu có tay chủ công nào bắt bước một cừ hơn ông. Tôi nhớ chuyện vui năm 1994, giải đội mạnh đấu ở Hải Dương quê ông và Nguyễn Thanh Thưởng, lúc đó là Trưởng phòng thi đấu của Tổng cục TDTT là Tổng trọng tài, còn tôi nhà báo đi lấy tin bài. Buổi chiều, các trọng tài và BTC hay kéo nhau ra sân chia đôi đánh cho vui, ai thua phạt một két bia và hôm ấy do chưa đủ người ông Tổng trọng tài nêu sáng kiến: chấp bên kia 4 người và bên này chỉ anh em tôi. Đồng ý, ông cười và quát tôi bằng giọng Hải Dương “Niu, mày chỉ đứng tại số 2 làm nhiệm vụ còn đâu kệ tao”. Ai ngờ 4 tay kia, có TT còn trẻ khỏe, vậy mà bao nhiêu quả phát các kiểu đều bị ông Thưởng moi lên hết, cũng có tí dính bóng tùy lúc và tôi chuyền lên là ông ghi điểm, đa số đều là những cú bỏ nhò và phải đến lúc ấy tôi mới có dịp để thẩm định cái tài của ông. Hôm ấy anh em tôi thắng trận và cả đám đi uống bia mệt nghỉ!

Giờ có lúc ngẫm lại, tôi bật cười: người cha như thế, vậy mà 2 cô con gái BC nổi tiếng đều lên tuyển một là chuyền hai Tâm Anh hiện đang là HLV tuyến trẻ của Thông Tin LVPB, hai là cô chị là chủ công sấm sét Thu Hương với biệt danh Hương "cảnh sát", hiện noi gương tiền nhân đều là HLV của các CLB lừng danh như Thông Tin LVPB và Hà Nội, vậy mà chả cô nào có được cái ngón nghề ấy của ông bố! 

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều