Tiêu đề của website

Một sự khởi đầu mới

Không còn bóng dáng "ngoại binh" sau 10 năm, như một hệ quả tất yếu, sức mạnh của các đội bóng và chất lượng các trận đấu thuộc Giải vô địch bóng chuyền quốc gia đã sút giảm một cách rõ rệt, như những gì vừa diễn ra tại vòng 1.

Không còn bóng dáng "ngoại binh" sau 10 năm, như một hệ quả tất yếu, sức mạnh của các đội bóng và chất lượng các trận đấu thuộc Giải vô địch bóng chuyền quốc gia đã sút giảm một cách rõ rệt, như những gì vừa diễn ra tại vòng 1.
Các trận đấu diễn ra với tính cạnh tranh cùng chất lượng chuyên môn từ thấp đến rất thấp, thật sự chỉ có vài trận đáng xem.
Không còn bóng dáng "ngoại binh" sau 10 năm, như một hệ quả tất yếu, sức mạnh của các đội bóng và chất lượng các trận đấu thuộc Giải vô địch bóng chuyền quốc gia đã sút giảm một cách rõ rệt, như những gì vừa diễn ra tại vòng 1.
Thậm chí, như thừa nhận của giới chuyên môn, giải đấu hàng đầu của bóng chuyền Việt Nam sẽ phải quay lại với chất lượng yếu kém và đầy chênh lệch của những mùa giải cách đây cả thập kỷ. Phải có tới 2/3 trong số 24 đội bóng nam - nữ tham dự Giải vô địch quốc gia năm nay suy giảm hẳn sức mạnh, thậm chí là tan vỡ đội hình. Đến cả đương kim á quân nữ Bình Điền Long An, dù vẫn có Ngọc Hoa và hai tuyển thủ quốc gia khác trong đội hình, song cũng đã thua đến 2/5 trận. Với các đội nữ Quảng Ninh, Bia Sài Gòn Thái Bình Dương hay đội nam Công an TP Hồ Chí Minh, mọi chuyện còn tồi tệ hơn nhiều. Không còn một chủ công ngoại làm chỗ dựa, trình độ của họ chỉ ngang với các đội trung bình ở hạng dưới. Số đội còn giữ vẹn được sức mạnh và hình ảnh, ở các mức độ khác nhau, đếm không hết một bàn tay (các đội nữ Thông tin Liên Việt Bank, Ngân hàng Công thương Việt Nam; các đội nam Tràng An Ninh Bình, Đức Long Gia Lai). Hàng loạt trận đấu diễn ra với tính cạnh tranh cùng chất lượng chuyên môn từ thấp đến rất thấp, thật sự chỉ có vài trận đáng xem. Thực tế, chủ trương "nói không với cầu thủ ngoại" của bóng chuyền Việt Nam là việc "chẳng đặng đừng", khi nó đi ngược lại với xu hướng phát triển, hội nhập quốc tế. Việc cấm đoán, rồi phải chấp nhận những hậu quả đau đớn để "làm lại từ đầu" thực ra cũng xuất phát từ chính phương thức thuê, sử dụng ngoại binh rất thiếu định hướng; từ tầm nhìn hạn chế của các nhà quản lý cũng như từ căn bệnh chạy theo thành tích trước mắt của các đội bóng. Suốt 10 năm nay, các VĐV nước ngoài hầu hết đều sang Việt Nam thi đấu theo kiểu thời vụ. Các CLB bóng chuyền Việt Nam thuê, dùng họ chỉ trong đúng vài tuần diễn ra giải đấu. Thậm chí, để tiết kiệm kinh phí, nhiều CLB chỉ đón cầu thủ "ngoại" chỉ vài ngày trước giải đấu. Họ chỉ tập luyện, thi đấu cùng đội vài trận, gần như không có thời gian chuẩn bị, lắp ghép đội hình. Nhiệm vụ của cả đội xem như chỉ còn là làm sao để phát huy được cao nhất năng lực của "ngoại binh" ấy, phục vụ cho kết quả của từng trận đấu. Các cầu thủ nội không học hỏi được gì, mà chỉ còn là những "vai phụ". Tai hại hơn, chính vì việc thuê - dùng "ngoại binh" vừa rẻ, vừa mang đến hiệu quả tức thời nên hầu hết các đội, nhất là những nơi khó khăn, đều buông lỏng mảng phát hiện, đào tạo cầu thủ trẻ tại chỗ. Đáng buồn là xu hướng này còn ảnh hưởng đến cả một số trung tâm đào tạo trẻ có tiếng, tiêu biểu như bóng chuyền nữ Thái Bình. Bóng chuyền Việt Nam đã phải trả giá cho việc thuê-dùng VĐV nước ngoài, dù lúc đầu ai cũng hồ hởi tin rằng đó là một nguồn lực tuyệt vời cho phát triển. Không thể trách các cầu thủ ngoại, những nhà quản lý-tổ chức bóng chuyền Việt Nam chỉ có thể tự trách chính mình. Hơn thế, nhìn về khía cạnh tích cực, sự ảm đạm của Giải vô địch bóng chuyền quốc gia năm nay lại chính là cơ hội để bóng chuyền Việt Nam làm lại, dựa trên nội lực và đào tạo trẻ tại chỗ để tạo ra nền tảng phát triển mạnh mẽ và vững bền, thay vì chạy theo sự hào nhoáng trước mắt như trong quá khứ. * HLV trưởng đội bóng chuyền nữ Thái Bình Thái Thanh Tùng: Việc không thuê dùng cầu thủ ngoại hoàn toàn phù hợp với đặc thù, đòi hỏi của bóng chuyền Việt Nam hiện tại. Đây sẽ là cơ hội để từng đội bóng nhìn lại và thay đổi chính mình, trước hết là nhận thức và tổ chức lại mảng đào tạo trẻ. Tôi cho rằng, kể cả khi đổi mới cách nghĩ-cách làm một cách quyết liệt và đồng bộ, bóng chuyền Việt Nam cũng sẽ phải mất ít nhất 5 năm để tạo ra một nền tảng mới, một lực lượng mới đáp ứng được nhu cầu phát triển. * VĐV nhập tịch Supachai - Đinh Hoàng Chai (Ninh Bình): Theo tôi, việc sử dụng VĐV nước ngoài là hoàn toàn bình thường, và hiện tại hàng loạt các nền bóng chuyền đều đang áp dụng hiệu quả. Vấn đề chỉ là cách làm thôi, và suốt một thời gian dài, bóng chuyền Việt Nam đã "mất hướng". Dĩ nhiên, bây giờ các đội bóng cần phải quan tâm đầu tư cao độ cho mảng đào tạo trẻ đang trong tình trạng yếu kém chung. Trong số 24 đội bóng nam nữ hạng mạnh, tôi thấy chỉ có vài đội có hệ thống đào tạo trẻ tốt, còn lại đều từ yếu đến rất yếu. Mảng quyết định này đã bị buông lỏng cả chục năm nay.
MINH GIANG - HÀ LOAN

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều