Tiêu đề của website

Bóng chuyền Việt Nam: Cả đội “biếu không” cũng chưa ai nhận

Giải VĐQG 2013 với vòng 1 vừa kết thúc đã phơi bày sự trần trụi của bóng chuyền VN phía sau ánh hào nhoáng kéo dài. Cả cuộc đấu quốc nội cao nhất, rồi chính các đội bóng đã lao đao khi mất đi “nguồn sống” là các cầu thủ nước…

Giải VĐQG 2013 với vòng 1 vừa kết thúc đã phơi bày sự trần trụi của bóng chuyền VN phía sau ánh hào nhoáng kéo dài. Cả cuộc đấu quốc nội cao nhất, rồi chính các đội bóng đã lao đao khi mất đi “nguồn sống” là các cầu thủ nước ngoài, cũng như tụt giảm nghiêm trọng về tài chính, tài trợ.
Đội bóng chuyền nam Tập đoàn Dầu khí VN và HLV Nguyễn Mạnh Hùng (ảnh nhỏ) đang “lửng lơ” giữa hai “dòng nước”.
Được tài trợ 600 triệu đồng đã mừng... rơi nước mắt Cách đây 2 năm, mảng tạo nguồn kinh phí thuận lợi đến mức 23/24 đội bóng nam, nữ hạng mạnh đều rủng rỉnh vài tỉ đồng, hay chí ít cũng không dưới 1 tỉ. Thế nhưng giờ đã hoàn toàn khác, nhiều đội đã phải chấp nhận cảnh trắng tay hay vận động được chút nào hay chút đấy. Đơn cử, tân binh hạng mạnh Công an TPHCM đã tổ chức hẳn một lễ công bố nhà tài trợ Tập đoàn Tôn Hoa Sen với 600 triệu đồng cho cả năm. Có đặt trong bối cảnh chung gian khó của cả làng bóng chuyền, mới càng hiểu vì sao đội Công an TPHCM lại vui mừng với mức tài trợ 600 triệu đồng đến thế. Đơn giản vì trong số 24 đội hạng mạnh có tới 8 đội - chủ yếu là các đại diện công an, quân đội - không hề tìm được đối tác “chống lưng”. Họ hoạt động nhờ vào khoản kinh phí do đơn vị chủ quản cấp đều rất hạn chế, cá biệt có đội chỉ được duyệt vài trăm triệu đồng để chuẩn bị, dự tranh của cả mùa. Với các đội vẫn có nhà tài trợ, chỉ rất ít đội giữ được mức cao- tiêu biểu như nam Maseco TPHCM, còn lại đều bị cắt giảm đáng kể. Thường thấy nhất là mức từ 1 đến 1,5 tỉ đồng mà nữ Vĩnh Long, Thanh Hóa hay nam Ninh Bình nhận được. Tính sơ bộ, tổng mức đầu tư cả từ nguồn nhà nước lẫn tài trợ cho 24 đội bóng nam, nữ so với mấy năm trước đã giảm gần một nửa. Cả làng bóng chuyền đã bước vào một thời kỳ phải “thắt lưng buộc bụng” do khó khăn kinh phí. Điều này khiến hàng loạt đội đã và đang bị ảnh hưởng nặng khi không thể đầu tư tăng cường lực lượng, chuẩn bị kỹ lưỡng như trước... Bỏ của chạy lấy người Đó là trường hợp của Tập đoàn Dầu khí VN- vẫn được mệnh danh là đội bóng “nhà giàu mới nổi”- đang rơi vào tình cảnh tương lai vô định. Đơn vị chủ quản quyết định không tiếp tục đầu tư, thay vào đó tiến hành sáp nhập hay phối hợp với ngành thể thao HN. Bình thường, một địa phương hay đơn vị để được sở hữu một đội hình hùng mạnh, bắt đầu tập luyện thi đấu ngon lành với nhau như thế cực khó, bỏ một số tiền lớn cũng khó mua được. Nhưng nay, Tập đoàn Dầu khí VN sẵn sàng bàn giao cả đội, không đòi hỏi bất cứ điều kiện gì mà Hà Nội cũng chưa chịu... nhận. Thực sự lúc đầu, lãnh đạo thể thao Hà Nội cũng “máu” lắm vì bỗng dưng lại có ngay một đội bóng chuyền hạng mạnh đủ sức tranh chấp ngôi thứ cao tại giải VĐQG. Tuy nhiên, khi khai triển cụ thể thì lại có vướng mắc khó tháo gỡ. Tập đoàn Dầu khí VN muốn giao “trắng” đội bóng, nhưng Hà Nội lại đòi hỏi ngành dầu vẫn phải đứng đằng sau hỗ trợ kinh phí hoạt động, cũng như trả lương thưởng cho BHL, VĐV. Do hai bên không thể thống nhất được ở ngay khoản “đầu tiên” sơ sơ cũng 4-5 tỉ đồng/năm, nên rốt cuộc dự án phối hợp, chuyển giao đội này vẫn giậm chân tại chỗ. Chẳng hiểu diễn biến tiếp theo sẽ thế nào và có đến mức phải giải tán hay không, nhưng Tập đoàn Dầu khí VN chính là một minh chứng điển hình về mặt trái của việc xã hội hóa thể thao nửa vời lại phơi bày rõ trong bối cảnh kinh tế suy thoái chung. Chưa kể rằng, ở môn thể thao vẫn được coi là “hot” số 2- chỉ sau mỗi bóng đá nam, lại đang có hàng loạt đội sống lay lắt, thiếu đầu tư và kinh phí, không có tuyến trẻ, đội hình chính chắp vá, chỉ mong trụ hạng.
Cấm ngoại binh thì... nhập tịch ngoại binh. Ngay trước thềm mùa giải 2013, Vietsov Petro bất ngờ trình làng một ngoại binh nhập tịch. Gương mặt quen thuộc đến từ Nga Katya giờ mang một cái tên Việt đầy mỹ miều Vũ Mai Ka. Môn này có 3 cầu thủ ngoại được nhập tịch thì tới 2 người là của đội bóng “nhà giàu mãi chưa nổi” này. Trước đó là Irina Lê Kim Nhung trở thành công dân Việt từ năm 2010. Cầu thủ nước ngoài đầu tiên được nhập tịch là Supachai Jitjumroon - Đinh Hoàng Trai (CLB Tràng An Ninh Bình) vào tháng 9.2009. Những trường hợp nhập tịch này gây tranh cãi trong giới bóng chuyền, đơn giản vì chỉ phục vụ thành tích trước mắt chứ không có lợi gì cho sự phát triển, nhất là khi họ đều là những cầu thủ chỉ có trình độ khá như Ka, Nhung hay đã quá già như Trai lúc đã 31 tuổi. Giới chuyên môn cũng cảnh báo đang có xu hướng tìm mọi cách để nhập tịch ngoại binh sau khi bóng chuyền VN “nói không” với việc thuê dùng cầu thủ ngoại.
Đội bóng chuyền nam Tập đoàn Dầu khí VN và HLV Nguyễn Mạnh Hùng (ảnh nhỏ) đang “lửng lơ” giữa hai “dòng nước”.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều