Tiêu đề của website

Giải bóng chuyền bãi biển Cúp Tanimex 2011: Cẩm Hồng và chuyện “vượt lên chính mình”

Với chức vô địch Giải bóng chuyền bãi biển toàn quốc - Vòng chung kết xếp hạng tranh Cúp Tanimex 2011 vừa kết thúc tại TP Vũng Tàu, Phan Thị Cẩm Hồng đã có sáu chức vô địch VN trong chín năm qua.

Với chức vô địch Giải bóng chuyền bãi biển toàn quốc - Vòng chung kết xếp hạng tranh Cúp Tanimex 2011 vừa kết thúc tại TP Vũng Tàu, Phan Thị Cẩm Hồng đã có sáu chức vô địch VN trong chín năm qua.
Cẩm Hồng (trái) luôn thi đấu rất quyết đoán trên sân - Ảnh: T.P.
Sau 11 năm gắn bó, cô gái 28 tuổi này là một trong những gương mặt kỳ cựu của làng bóng chuyền bãi biển VN. Nhưng thành tích không phải là tất cả, bởi nghị lực trong cuộc sống mới là thứ cô được người ta mến phục. Bước ngoặt từ bóng chuyền Dù những ngày khó khăn đã lùi xa nhưng khi kể chuyện với chúng tôi, khóe mắt của Hồng vẫn hoe đỏ. Gia đình ở huyện Châu Thành, Tiền Giang chủ yếu làm nông. Cảnh khó còn ở chỗ cha cô là thương binh, anh trai bị sốt bại liệt, người chị thì bệnh tật triền miên. Nhưng chiều cao trời cho đã mở ra bước ngoặt lớn khi cô lọt vào mắt những nhà tuyển trạch VĐV bóng chuyền trong nhà của tỉnh Tiền Giang.
Ngày 8-10, đội VN1 (Phan Thị Cẩm Hồng - Nguyễn Thị Tiệp) và VN2 (Trương Thị Yến - Nguyễn Thị Mãi) đều giành chiến thắng 2-0 trước Hong Kong 1 và Hong Kong 2 để đạt vị trí đồng hạng 9 của Giải bóng chuyền bãi biển nữ quốc tế tranh Cúp Khang Linh 2011 tại TP Vũng Tàu. Hôm nay 9-10, giải kết thúc sau trận chung kết (trực tiếp lúc 8g trên kênh VTV3) giữa Malaysia 1 và Trung Quốc 1.
Cẩm Hồng nói: “14 tuổi tôi đã cao 1,70m và được chọn vào đội năng khiếu của Trường Nghiệp vụ TDTT tỉnh Tiền Giang tập tại Mỹ Tho. Ba mẹ không đành lòng xa con nhưng tôi nhất quyết ra đi để giảm gánh nặng cho gia đình”. Chưa đầy hai năm, đội giải tán và Cẩm Hồng lên TP.HCM đầu quân cho đội bóng chuyền nữ Tân Bình. Lương chỉ 600.000 đồng/tháng nhưng Cẩm Hồng vẫn chắt chiu để gửi về quê. Chơi được một mùa ở giải A1 toàn quốc, đội bóng chuyền Tân Bình giải tán. Cẩm Hồng phải chuyển sang bóng chuyền bãi biển. Vạn sự khởi đầu nan. Chỉ việc nhìn bộ đồ tắm hai mảnh phải mặc thi đấu đã khiến Cẩm Hồng thấy “choáng”. Cô kể: “Nhiều nữ VĐV có tài nhưng đã nhất quyết không chơi bóng chuyền bãi biển vì không chấp nhận được việc phải mặc đồ tắm thi đấu. Tôi đã khóc và đấu tranh rất nhiều mới có thể tiếp tục theo nghề”. Trở thành giảng viên đại học Trong làng bóng chuyền bãi biển hiện nay, Cẩm Hồng không chỉ nổi tiếng với sáu chức vô địch toàn quốc mà còn ở việc ham học. “Quay cuồng” là từ mà Cẩm Hồng đã dùng để nói về lịch tập bóng chuyền và học tập của mình. Cẩm Hồng kể: “Sau giờ tập, tôi đạp xe từ Bàu Cát đến Trường Năng khiếu nghiệp vụ TP.HCM để học văn hóa. 21g, tôi về đến nhà với núi công việc không tên đang chờ đợi. Sau đó, tôi phải tranh thủ ngủ để sáng thức sớm học bài và bắt đầu một ngày mới”. Thành quả cho những nỗ lực của Cẩm Hồng là một suất tuyển thẳng vào Đại học Sư phạm TP.HCM. Chương trình đại học chính quy khá nặng cộng với những chuyến thi đấu cùng đội Tanimex và tuyển VN khiến Cẩm Hồng tối tăm mặt mũi. Nhưng vượt qua khó khăn, Cẩm Hồng đã tốt nghiệp đại học năm 2009 và được giữ lại trường làm giảng viên. Từ đây, nhờ thu nhập ổn định và lối sống tiết kiệm, Cẩm Hồng đã xây cho gia đình một căn nhà khang trang tại quê nhà”. Cẩm Hồng nói: “Nghiệp VĐV ngắn ngủi nên tôi luôn chú trọng việc học để lo cho tương lai. Được đứng trên bục giảng là mơ ước của tôi từ nhỏ. Vì vậy, sau SEA Games 26, tôi dự định sẽ học cao học để phục vụ tốt công việc lâu dài”.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều