Tiêu đề của website

Từ chiến tranh, khủng bố đến Paralympic

Vụ đánh bom London ngày 7/7 và chiến trường Iraq đã cướp đi mạng sống rất nhiều người và thay đổi vận mệnh của ít nhất hai người phụ nữ. Họ là thành viên của đội bóng chuyền ngồi Anh Quốc tham dự Paralympic 2012.

Vụ đánh bom London ngày 7/7 và chiến trường Iraq đã cướp đi mạng sống rất nhiều người và thay đổi vận mệnh của ít nhất hai người phụ nữ. Họ là thành viên của đội bóng chuyền ngồi Anh Quốc tham dự Paralympic 2012.
Martine Wright (áo số 7) và các đồng đội trong đội bóng chuyền ngồi của Anh
Ngày 6/7/2005, Martine Wright cũng như bao người Anh khác nhảy cẫng lên khi nghe tin London được chọn làm thành phố chủ nhà Olympic và Paralympic 2012. Nhưng Wright chưa bao giờ nghĩ tới việc tham gia với tư cách vận động viên (VĐV), đúng thôi, cô là một giám đốc marketing mà. Sáng hôm sau, ngày 7/7, vì trễ 20 phút, Martine quyết định đi đường tắt đến văn phòng. Thay vì đi tàu điện ngầm như thường ngày, Martine nhảy lên tàu Circle Line. Trên tàu, cô ngồi cách Shehzad Tanweer, kẻ đánh bom khủng bố 1m. Vụ đánh bom khủng bố ở London đã làm chấn động thế giới. Nó cướp đi sinh mạng của 45 người. Và cả đôi chân của Martine.Cuộc đời của Martine cũng rẽ ngang từ đó. Cô quyết định từ bỏ công việc và sống một cuộc đời hoàn toàn khác.
Martine vẫn vừng vàng sau sóng gió, dù phải cắt bỏ đôi chân
Những cơn đau dày vò Martine nhưng lòng cô vẫn vững vàng vượt qua sóng gió cuộc đời này. Cô tập đi với chân giả, điều cô phải thừa nhận là khó khă nhất trần đời. học lái máy bay hạng nhẹ chỉ trong 6 tuần với sự giúp đỡ của Quỹ Bader Douglas. Cô kết hôn và sinh con, có mái ấm của riêng mình. Và có lẽ bất ngờ nhất với cô là có thể tham gia Paralympic 2012 tại ngay quê nhà. Martine, người từng chơi hockey khi học Đại học, không bao giờ từ bỏ thể thao. Cô muốn choi thể thao ngay khi cơ thể không còn trọn vẹn. Cô từng thử chơi tennis trên xe lăn nhưng vì không thích ngồi xe lăn nên cô quyết định tìm môn thể thao khác. Mọi thứ đến với Martine thật tình cờ và bất ngờ. Đội bóng chuyền tập luyện ngay nơi Martine tập phục hồi chức năng. Môn bóng chuyền ngồi bắt đầu cuốn hút Martine. Hơn hết, cô còn gặp những người đồng đội giống nhau về nỗi đau thể xác nhưng mạnh mẽ về tâm hồn.
Martine Wright và Samantha Bowen
Bảy năm đã trôi qua từ ngày 7/7 định mệnh ấy, Martine đã là một VĐV toàn thời gian, có một gia đình hạnh phúc và vinh dự đại diện quốc gia tại một kỳ thế vận hội. Dĩ nhiên, cô bao giờ quên những ngày ấy “Nếu 6 năm trước, khi tôi còn rất khó khăn cho mỗi chuyện ngồi lên giường, bạn nói với tôi rằng tôi sẽ được đại diện đất nước tham gia Paralympic, tôi sẽ bảo bạn đang điên. Dường như đó là định mệnh dành cho tôi.” Một số người e ngại về những gì xảy ra với Martine theo chiều hướng tiêu cực, nhưng không, bản thân Martine vẫn vô cùng lạc quan và mạnh mẽ về cuộc sống của mình. Đồng đội Samantha Bowen của Martine cũng là một nạn nhân của chiến tranh và khủng bố. Samantha từng là một cô bộ đội xinh đẹp. Vào quân trường năm 17 tuổi, Samantha thừa nhận chưa bao giờ nghĩ mình sẽ phải ra tiền tuyến. Đến năm 2006, Samantha nhận lệnh đến Iraq. Cũng ở đó, Samantha đã không biết bao nhiêu lần chịu thương, đỉnh điểm là sau cuộc đấu súng, cô bị cắt bỏ chân phải để giữ mạng sống.
Samantha Bowen khi là một tay súng và khi là VĐV Paralympic
Không được lạc quan như Martine, Samantha đã từng rơi xuống vực thẳm đau khổ, cô không thể chấp nhận những gì xảy ra khi còn quá trẻ. Mọi thứ như quay cuồng trong cô. Nhưng rồi, trong những ngày hồi phục, thể thao là cứu cánh của Samantha. Đã mấy chục năm trôi qua từ chiến tranh thế giới thứ 2 cũng như hàng ngàn cuộc chiến giải phóng các đất nước, trái đất vẫn chưa hòa bình, yên ấm hoàn toàn như bề ngoài. Vẫn có những phần tử khủng bố, vẫn có những cuộc chiến, và vẫn có những con người bất hạnh bước ra từ đấy. Nhưng thời đại nào cũng thế, họ vẫn là những con người kiên cường, nghị lực kể cả trong thể thao hay cuộc sống. Paralympic là một cơ hội để Martine, Samantha và đồng đội chứng tỏ giá trị của mình. Đức Ngọc

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều