Tiêu đề của website

Trước vòng 2 giải bóng chuyền VĐQG 2012: Phiên chợ cuối

NHỘN NHỊP

NHỘN NHỊP
Đây là năm cuối cùng cầu thủ ngoại được tham gia thi đấu giải VĐQG của bóng chuyền Việt Nam. Theo danh sách tổng hợp của LĐBC Việt Nam (VFV) vòng 2 có 22 ngoại binh tham gia. Tuy nhiên, do là cơ hội cuối để các đội có tay đập ngoại trong đội hình nên đã có 13 sự thay đổi VĐV mới so với vòng 1. Nhìn tổng thể thì các ngoại binh quốc tịch Thái Lan và Trung Quốc vẫn chiếm đông đảo. Trong số này, chỉ có Wanchai (Đức Long Gia Lai), Kitsada (Dầu khí), Sisuma (Ngân hàng Công thương), Jirayu (Tràng An Ninh Bình), Uranan (Thể Công-BĐ 15), Ana Seni (VTV Bình Điền Long An), Zhao Wen Ying (XLDK Thái Bình Dương), Katya (Viesovpetro)… là những cái tên được chính đội bóng mà họ đấu tại vòng 1 thuê lại. Sau 3 năm, bây giờ nữ Thông tin Lienvietpostbank mới tuyển mộ tay đập ngoại. Đội hình của HLV Phạm Văn Long lần này thuê chủ công Li Yuchen (Trung Quốc) và cô sẽ là vị trí giảm bớt gánh nặng cho chủ công Phạm Thị Yến đang dần xuống sức vì tuổi tác và chấn thương. Một thay đổi đáng chú ý khác là Tiến Nông Thanh Hóa bất ngờ không có sự phục vụ của Malika (Thái Lan). Với tham vọng lọt vào 4 đội mạnh nhất cuối cùng, họ chấp nhận tìm sự thay thế ở gương mặt quá quen thuộc Jutharat cũng của Thái Lan. Còn PVD Thái Bình không tiếp tục thuê tay đập Wilawan để mượn lại chủ công Em-Orn.
Kitsada (đập bóng) trong màu áo Tập đoàn Dầu khí tại giải VĐQG. Ảnh: M.Hoàng
Về nam, giới chuyên môn đang chú ý rất nhiều tới Cristiano Rodrigues (Brazil) mà Sanest Khánh Hòa mới tuyển mộ. Theo hồ sơ thì chủ công này chưa quá già (sinh năm 1981) và từng chinh chiến ở rất nhiều giải bóng chuyền tại châu Âu cũng như cao vượt trội: 1m97. Dù vậy, đội bóng phố biển Nha Trang chưa hẳn đã quá mạnh bởi thi đấu thực tế mới biết lợi hại hay không. Đội này từng không thành công với Gatin Olekiey (Ucraina) ở vòng 1, dù anh này cũng có hồ sơ rất… đẹp. Trong khi đó, chủ nhà bảng A - Maseco TPHCM đã không tái ký với Huang Bin (Trung Quốc) mà mượn lại đội trưởng tuyển Thái Lan, Kitikun. LỢI BẤT CẬP HẠI Tiến tới bỏ hẳn ngoại binh từ mùa sau (2013), đã nảy ra không ít tranh cãi. Có một thực tế, cầu thủ ngoại mang tới lợi thế thu hút khán giả hơn, tạo cơ hội cho cầu thủ Việt Nam học hỏi kỹ thuật hơn. Nhưng họ lại luôn khiến các đội bóng rơi vào thế bị động, đó là chỉ lúc giải khởi tranh thì cầu thủ ngoại mới tới Việt Nam ráp đội hình ra sân ngay mà các đội bóng cần họ nên phải chấp nhận điều ấy trong hợp đồng do lịch thi đấu luôn chồng chéo giữa các quốc gia. Đã không thiếu cảnh cầu thủ ngoại mệt nhoài sau nhiều giờ trên máy bay nhưng tức tốc lao ra sân và không đảm bảo được chất lượng ở những trận đầu tiên mà chỉ kịp “nóng máy” sau này. Với quy định rất cụ thể trong mùa giải 2012 là mỗi đội chỉ được đăng ký 1 VĐV ngoại, đồng thời trong 1 năm thì 1 VĐV chỉ được chuyển nhượng 1 lần nên đã giảm tối đa và hiệu quả trong việc tranh giành VĐV ngoại thiếu lành mạnh giữa các đội bóng, đẩy giá tiền lương tới mức ngất ngưởng. Những trường hợp như Kitsada rời S.Khánh Hòa qua Tập đoàn Dầu khí VN hay Wang Bin rời S.Biên phòng qua Dầu khí rồi Wanchai rời TPHCM qua Đức Long Gia Lai (trước đó là Đức Long-QK5)… với những mức giá nhiều ngàn USD đã gây chú ý đáng kể. Chừng mực nào đó, vì sự đẩy giá ngất ngưởng nên cầu thủ ngoại tự làm cao để đòi những mức tiền công “phá giá” khiến đội phải co kéo hầu bao trả lương, còn cầu thủ nội thì hậm hực. Nguyễn Đình

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều