Tiêu đề của website

Rwanda: Paralympic biến kẻ thù thành đồng đội

Các bộ phận giả có kích thước và hình dạng khác nhau, một số cái còn được trang trí bằng những biểu tượng của Nike, hoặc Puma. Rời bỏ chiếc xe lăn và các đôi chân giả, các chàng trai trẻ khéo léo trượt vào vị trí trên một sân đấu…

Các bộ phận giả có kích thước và hình dạng khác nhau, một số cái còn được trang trí bằng những biểu tượng của Nike, hoặc Puma. Rời bỏ chiếc xe lăn và các đôi chân giả, các chàng trai trẻ khéo léo trượt vào vị trí trên một sân đấu làm bằng bê tông, nơi họ tập luyện môn bóng chuyền ngồi.
Đó là một tháng đầy khó khăn của các thành viên trong đội tuyển Rwanda, họ tập luyện bằng cách thi đấu với nhau hai lần mỗi ngày. Tất cả để chuẩn bị cho những trận đấu lớn nhất trong cuộc đời của họ: những trận đấu loại trực tiếp ở tiểu vùng Saharan, với Kenya và Congo. Phần thưởng cho người chiến thắng là một suất tham dự Paralympic London 2012, và Rwanda với lợi thế sân nhà, đã giành được tấm vé mơ ước đó. Nhắc đến Rwanda, người ta thường nghĩ đến ngay nạn diệt chủng diễn ra vào năm 1994, khi cuộc nội chiến giữa người Hutu và dân tộc Tutsi thiểu số khiến gần một triệu người chết chỉ sau 8 tháng.
Có khoảng một triệu người chết vì cuộc nội chiến ở Rwanda năm 1994.
Ngày nay, đất nước này vẫn đang vật lộn xây dựng lại gần như tất cả, sau tội ác diệt chủng tàn bạo ấy. Và cũng giống như bao cuộc chiến tranh đẫm máu trong quá khứ, những gì còn lại ở Rwanda không chỉ là một đống đổ nát, nó còn là nỗi đau của hàng trăm hàng ngàn người bị thương, bị ảnh hưởng của chất độc, những người sống sót trong bạo lực, tồn tại với bản năng sinh tồn lớn hơn cả những sinh vật nhỏ bé ngoài sa mạc. Đã không còn ai nói về nạn diệt chủng nữa, nhưng số lượng người tàn tật nhiều kỉ lục là minh chứng rõ nét nhất cho quá khứ khủng khiếp mà Rwanda trải qua. Đó là những điều mà các chàng trai trẻ, đang phải ngồi trên sàn nhà để đánh bóng chuyền hiểu rõ hơn bất cứ ai. Vuningoma sinh ra đã bị khuyết tật, nhưng cha mẹ anh không đủ tiền để đưa anh đi chữa trị và cứu lại đôi chân của mình. Việc được chơi bóng giúp anh có được những cảm giác mà rất nhiều người tàn tật khác ở Rwanda vẫn chưa thể tìm thấy.
Các tuyển thủ bóng chuyền ngồi Rwanda tập luyện trước Paralympic.
“Tôi bắt đầu vào năm 2009 và khi xem các trận đấu, tôi thấy không thoải mái lắm với chúng. Nhưng sau một năm, tôi hiểu đó là môn thể thao tốt cho những người khuyết tật,” chàng sinh viên 25 tuổi nhớ lại.
“Được đến London là điều rất quan trọng với người tàn tật ở Rwanda, bởi vì đất nước của chúng tôi hiện nay rất rõ ràng, có hai nhóm người, tàn tật và không tàn tật.”
“Có nhiều người mang vết thương từ cuộc diệt chủng năm 1994 và không thể trở thành một phần của xã hội, họ luôn nghĩ về quá khứ. Chúng tôi đang nỗ lực đi đến từng tỉnh để thuyết phục họ quay trở lại.” Hãy để bóng ma ngủ yên Có một cầu thủ trong đội tuyển là người bị ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc chiến năm xưa, đó là đội trưởng Dominique Bizimana, ông cũng người đứng đầu Ủy ban Paralympic Rwanda.
Những kẻ thù năm xưa, giờ có thể sát cánh cùng nhau nhờ thể thao.
Đó là một vụ diệt chủng, khi chúng tôi còn trẻ, những vụ nổ liên tục gây nên những điều tồi tệ, và nó khiến tôi mất một bên chân của mình khi mới 16 tuổi.” Bizimana nói.
Lúc đó, tôi đang là một vận động viên bóng chuyền, nhưng khi mất một bên chân, tôi đã tự nhủ ‘không, mình không được từ bỏ, mình phải chiến đấu với tất cả để chơi thể thao.’ Và tôi bắt đầu chơi bóng chuyền ngồi từ năm 2004. Chúng tôi là những người may mắn, bởi vì thể thao là một trong những con đường hiếm hoi có thể giúp người tàn tật hòa nhập với cuộc sống.” Thể thao cũng giupsp Bizimana quên đi nỗi ám ảnh từ quá khứ đau thương của mình. Trong cuộc nội chiến, ông phải gia nhập lực lượng dân quân của Tutsi theo nghĩa vụ. Chơi ngay cạnh Bizimana tại Paralympic London 2012 là Jean Rukondo, năm nay 48 tuổi, người từng đứng bên kia chiến tuyến với ông, trong hàng ngũ quân đội của Hutu. Cả hai đều bị mất một chân trong cuộc chiến, và giờ đây họ là đồng đội, là những người bạn tốt.
Thể thao giúp người tàn tật tự tin hòa nhập với cộng đồng.
Trong bóng chuyền ngồi, có một quy tắc chính là các vận động viên phải giữ cho phần đùi và một phần của “mặt sau” tiếp xúc với sàn nhà cùng một lúc. Không giống với các môn thể thao khuyết tật khác, rất khó để làm chủ một trận đấu bóng chuyền ngồi, vì nó diễn ra quá nhanh, những kỹ thuật “ngồi” cũng khó hơn khá nhiều. Nhưng chính những điều đó khiến các vận động viên cảm thấy thú vị hơn.
Những người khuyết tật là ngôi sao
Cơ sở vật chất tồi tàn. Những chiếc xe lăn cũ kỹ được xếp vào một góc. Các vòi tắm hoa sen từ lâu đã không còn sử dụng được và rỉ sét. Sàn thi đấu bằng bê tông. Thật ngạc nhiên khi Rwanda cảm thấy hạnh phúc khi chơi bóng ở đó. Ở châu Âu, người ta sẽ từ chối ra sân nếu phải thi đấu trên một sàn cứng, chứ đừng nói đến bê tông.
Tuyển Rwanda (áo vàng) ở Paralympic 2012.
Không có tiền đầu tư và tạo điều kiện tốt hơn cho các vận động viên, không khó hiểu khi tuyển bóng chuyền ngồi nam Rwanda phải nhận thất bại toàn diện ở Paralympic, và không thẳng nổi một séc đấu nào. Tuy nhiên, Bizimana tin rằng việc họ xuất hiện ở London là thông điệp lớn nhất cho sự thay đổi của đất nước mình sau cuộc chiến 1994 và những vết sẹo của quá khứ đang mờ dần đi.
Rất khó khăn để giãi bày tâm sự và chấp nhận những điều đã xảy ra. Một số người không làm được điều đó, họ vẫn đang phải chiến đấu với nó.
Tôi nghĩ chúng tôi là những ngôi sao. Với chúng tôi, tàn tật không tồn tại. Chúng tôi có năng lực. Chúng tôi sẽ chứng minh cho mọi người thấy, những khiếm khuyết trên cơ thể không là gì cả, nó càng không có nghĩa là chúng tôi bất tài.
Tiểu Phi

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều