Tiêu đề của website

Những thay đổi mới nhất của Luật Bóng chuyền không thật sự quá khó cho người chơi

Đó là nhận định của TS Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng Trọng tài Bóng chuyền Việt Nam về những thay đổi của Luật thi đấu môn Bóng chuyền (2013 – 2016) vừa được Liên đoàn Bóng chuyền Quốc tế (FIVB) cho phép áp dụng kể từ ngày 1/1/2013 ở tất cả các giải đấu chính thức. Trước khi diễn ra lớp tập huấn dành cho tất cả các Giám sát, trọng tài làm nhiệm vụ ở vòng I giải VĐQG PV Oil năm 2013 (do LĐBCVN tổ chức trong 2 ngày 31/3 và 1/4 tại Hà Nội), ông Hùng đã có buổi trao đổi cụ thể với phóng viên về vấn đề đang được quan tâm này.

Đó là nhận định của TS Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Hội đồng Trọng tài Bóng chuyền Việt Nam về những thay đổi của Luật thi đấu môn Bóng chuyền (2013 – 2016) vừa được Liên đoàn Bóng chuyền Quốc tế (FIVB) cho phép áp dụng kể từ ngày 1/1/2013 ở tất cả các giải đấu chính thức. Trước khi diễn ra lớp tập huấn dành cho tất cả các Giám sát, trọng tài làm nhiệm vụ ở vòng I giải VĐQG PV Oil năm 2013 (do LĐBCVN tổ chức trong 2 ngày 31/3 và 1/4 tại Hà Nội), ông Hùng đã có buổi trao đổi cụ thể với phóng viên về vấn đề đang được quan tâm này.
Chủ tịch Hội đồng Trọng tài Bóng chuyền VN Nguyễn Văn Hùng (hàng ngồi, thứ nhất từ phải sang) (Ảnh: Thanh Tùng)
*Xin ông cho biết vì sao lại có sự thay đổi này? Ông Nguyễn Văn Hùng (Ô.NVH): Cứ định kỳ 4 năm 1 lần, căn cứ vào sự phát triển của môn Bóng chuyền trên toàn thế giới, đồng thời xuất phát từ mục đích làm tăng thêm sự hấp dẫn của môn thể thao này đối với công chúng, FIVB sẽ có những điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi luật và được áp dụng cho 4 năm tiếp theo. *Ông có thể cho biết cụ thể về những thay đổi luật giai đoạn 2013 – 2016? (Ô.NVH): Theo thông báo của FIVB, có 9 khoản thay đổi, nằm trong các Điều 4, 9, 12, 19 và 21. Tuy nhiên, theo tôi, đáng chú ý nhất là một số khoản như: thành phần của đội, nếu trước đây trong một trận đấu, mỗi đội chỉ được đăng ký tối đa 1 HLV phó thì nay là 2 (khoản 4.1.1); việc thay người không hợp lệ của Libero bị xem như là lỗi thay người không hợp lệ trong 2 trường hợp: Nếu việc thay người không hợp lệ của Libero được các trọng tài phát hiện và điều chỉnh lại đúng với hiện trạng trước khi bắt đầu pha bóng kế tiếp thì đội bóng bị phạt lỗi trì hoãn, nếu việc thay người không hợp lệ của Libero được phát hiện sau khi đã phát bóng thì xem như phạm lỗi thay người không hợp lệ (khoản 19.3.2.9). Hay như từ năm 2013, mục đích xử phạt không nhằm vào các lỗi nhẹ. Trách nhiệm của trọng tài thứ nhất là ngăn chặn các đội không mắc lỗi để bị phạt. Xử lý lỗi này gồm hai mức độ: Mức thứ nhất, dùng lời nói để nhắc nhở thông qua đội trưởng; mức thứ nhì, thẻ vàng cho thành viên phạm lỗi. Nhắc nhở này chưa bị xử phạt nhưng cảnh báo cho thành viên phạm lỗi (và cả đội) là hành vi phạm lỗi đã tiến gần đến mức xử phạt. Lỗi này không gây hậu quả trực tiếp ngay nhưng được ghi nhận vào biên bản thi đấu (khoản 21.1) và dãn biên độ áp dụng thẻ phạt từ 3 lên thành 4 mức độ. Cụ thể, cách dùng thẻ phạt cho lỗi thái độ xấu: Nhắc nhở (không phạt), với mức 1: nhắc nhở bằng lời nói và mức 2: ký hiệu thẻ vàng, Phạt lỗi: xử phạt ký hiệu thẻ đỏ, Trục xuất: xử phạt thẻ đỏ + thẻ vàng kẹp lại, Truất quyền thi đấu: xử phạt ký hiệu thẻ đỏ + thẻ vàng riêng rẽ (khoản 21.6). Và theo tôi, quan trọng nhất vẫn là những thay đổi mang tính bước ngoặt nằm ở Điều 9: Động tác chơi bóng. Ở khoản 9.2.4, luật mới đã quy định: “Khi đỡ quả phát bóng bằng kỹ thuật chuyền bóng cao tay (sử dụng các ngón của bàn tay), nếu chạm “đúp” bóng hoặc “dính” bóng thì phạm lỗi”. Rõ ràng sau thời gian “cải tổ” khi cho phép đỡ quả phát bóng bằng kỹ thuật chuyền bóng cao tay, nay nhằm để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng kỹ thuật này sẽ làm mất đi tính nghệ thuật của môn Bóng chuyền, nên FIVB đã quyết định thắt chặt trở lại. Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng theo nhận định của trọng tài, những VĐV sử dụng kỹ thuật này nhưng họ không phạm lỗi “đúp” hoặc “dính” bóng thì sẽ không có vấn đề gì. *Theo giới chuyên môn, khi áp dụng điều luật này, chắc chắn các đội bóng sẽ bị lúng túng, ông nhận thấy có đúng không? (Ô.NVH): Đó là điều tất nhiên nhưng theo tôi cũng không quá khó và mất nhiều thời gian để thích nghi. Cụ thể là tại giải Bóng chuyền nữ Quốc tế Cúp VTV Bình Điền diễn ra hồi đầu tháng 3 ở Gia Lai, chẳng những 3 đội bóng nước ngoài đã hiểu rõ mà chỉ sau vài ngày, cả 5 CLB của VN cũng quen dần. * Nhưng nhiều người cũng tỏ ra thắc mắc, rằng sau Cúp VTV Bình Điền chỉ ít hôm, các trọng tài VN tại giải Cúp Hoa Lư - Đạm Ninh Bình lại “bắt” theo luật cũ. Như vậy, khi nào BCVN sẽ chính thức áp dụng các điều khoản này, thưa ông? (Ô.NVH): Trong 2 ngày 31/3 và 1/4 tới đây, LĐBCVN sẽ tập huấn các thay đổi về luật. Tuy nhiên, chủ trương chung là cần phải có lộ trình, nghĩa là dành một thời gian đủ để các CLB thích nghi thông qua việc tập luyện cho VĐV thay đổi thói quen sử dụng kỹ thuật cũ. Theo tôi biết thì có lẽ BCVN sẽ áp dụng từ vòng II giải VĐQG PV Oil (tháng 10/2013). *Như vậy liệu có trở ngại gì không, thưa ông? (Ô.NVH): Ồ, không đâu. Bởi vì chỉ tập huấn đội ngũ giám sát, trọng tài thôi thì chưa đủ. Những kiến thức này cần phải được trang bị lan rộng đến tất cả các đội bóng. Khi nào họ biết điều gì được làm, điều gì không thì mới áp dụng “Phạt” hay “Không”. Như thế thì người ta sẽ “tâm phục, khẩu phục”. Chỉ có điều, sắp tới BCVN sẽ tổ chức giải Vô địch Cúp các CLB nữ châu Á (từ 27/4 đến 4/5, tại Đắc Lắc), đội tuyển VN và các trọng tài VN tham dự giải cũng phải được tạo điều kiện ngay từ bây giờ để không bị bỡ ngỡ. Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều