Tiêu đề của website

Nhìn từ giải bóng chuyền VĐQG 2015 - Miền đất hứa xa vời

Ngày cuối cùng ở Nha Trang (Khánh Hòa), Đức Long Gia Lai đã kịp bừng tỉnh để có chiến thắng cuối cùng trước Quân khu 4, qua đó trụ hạng thành công tại giải VĐQG 2015. Họ là đại diện tiêu biểu nhất của bóng chuyền nam trong mô hình doanh nghiệp đầu tư và quản lý đội bóng…


Ngày cuối cùng ở Nha Trang (Khánh Hòa), Đức Long Gia Lai đã kịp bừng tỉnh để có chiến thắng cuối cùng trước Quân khu 4, qua đó trụ hạng thành công tại giải VĐQG 2015. Họ là đại diện tiêu biểu nhất của bóng chuyền nam trong mô hình doanh nghiệp đầu tư và quản lý đội bóng…

Phải chăng đang bão hòa?

Tuy nhiên từ thế tưng bừng chiến thắng 3 năm liên tiếp vừa qua thì năm nay, Đức Long Gia Lai phải vật lộn để trụ hạng. Rất nhiều cắc cớ cho rằng phải chăng vì thiếu vắng một cầu thủ như Hữu Hà mà đội bóng này gặp khó khăn tới vậy. Đó chỉ là một nguyên do. Tìm hiểu sâu xa, tâm lý VĐV không phải đã ổn định để đi tới một thể thống nhất. Câu chuyện vẫn nằm ở vấn đề tài chính. Dù chưa một lần, cầu thủ nào của Đức Long Gia Lai hay BHL thẳng thắn công khai chuyện “nhạy cảm” ấy nhưng nhiều người đều biết khó khăn nội tại. Tận mắt chứng kiến cách mà cầu thủ Đức Long Gia Lai thi đấu ở vòng bảng vòng 2 và lượt trận “chung kết ngược”, phần nào đúng là một tâm trạng đầy uể oải.

Chuyện doanh nghiệp ít mặn mà với đội bóng chuyền của mình quản lý đã không hiếm trong bóng chuyền 5 năm trở lại đây. Về nam trước có Tập đoàn Dầu khí VN, nữ có Vietsov Petro, XLDK Thái Bình Bương, Bia Sài Gòn – TBD. Tất cả đã chỉ còn trong lịch sử sau khi bị giải thể. Mới nhất, bóng chuyền nữ thêm trường hợp của đội Cao su Bình Phước (trước đây mang phiên hiệu Cao su Phú Riềng).

Một đội bóng muốn đi tới thành công, muốn đi tới đỉnh cao nằm trong chiều sâu tài chính. Vì thế, doanh nghiệp quản lý một đội bóng, coi đó như một nhiệm vụ trong hoạt động của mình nếu chỉ thoáng chốc một vài năm sẽ rất khó tạo dựng được thương hiệu để khán giả hâm mộ thật sự và dài lâu. Vì thế, cái tin Tập đoàn Cao su Bình Phước giải thể đội bóng chuyền có thể sốc vào lúc này. Nhìn sâu rộng, sự giải thể ấy đôi khi lại mang tín hiệu tích cực.

Bóng chuyền Việt Nam vẫn còn đó rất nhiều khó khăn trên con đường lên chuyên. 

Đội bóng không bật hẳn lên chỉ ở nhóm làng nhàng chuyên môn, nếu duy trì cũng chỉ tính được thêm thời gian ngắn mà thôi. Đã có thông tin cho rằng, đội nam Quân đoàn 4 sẽ được một doanh nghiệp tiếp nhận để quản lý và nuôi hoàn toàn. Nếu đúng như vậy, điều ấy rất mừng. Nhưng chắc chắn, khi đội bóng ấy được chuyển về doanh nghiệp (nếu thành công) thì phiên hiệu thuộc quân đội là Quân đoàn 4 sẽ không còn tồn tại nữa mà có thể một cái tên mới ra đời. Người hâm mộ chưa biết cái tên mới ấy (nếu ra đời) có thể tồn tại được bao lâu. Tới khi đủ thời gian để người ta quen với phiên hiệu ấy rồi liệu nó có gặp khó bị giải thể hay không. Tất cả đều là câu hỏi khó trả lời.

Điều ai cũng biết

Rất nhiều thông tin cho rằng nhiều đội bóng của thể thao quân đội sẽ giải thể. Tuy nhiên, tất cả vẫn chỉ là thông tin chia sẻ qua truyền tai. Chưa một thông báo chính thức từ lãnh đạo quản lý của đơn vị quân đội quản lý CLB bóng chuyền ấy. Trường hợp của nữ Phòng không Không quân vẫn thi đấu giải VĐQG 2015 nhưng không có đội tham dự giải trẻ mặc nhiên được xem như đã bị xuống hạng theo quy định của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV). Nhưng khi đội bóng Phòng không Không quân chưa thông báo giải thể, VFV đang gặp một “ca khó” để giải quyết cho thấu đáo.

Chúng ta đều biết, các đội bóng đang đứng trước nguy cơ không còn tồn tại đều mong mỏi một doanh nghiệp tham gia để duy trì. Đầu tư vào một đội bóng chuyền trong một năm tiêu tốn tiền tỷ. Các doanh nghiệp bây giờ ít dám mạo hiểm đầu tư gây dựng một đội bóng chuyền. Đức Long Gia Lai khi “chào đời” lập tức thăng hạng và 3 lần liên tiếp vào chung kết từ 2012 tới 2014.

Nhưng, khi cầu thủ trụ cột Hữu Hà chia tay thì ít nhiều sự thật nội bộ được tiết lộ ra bên ngoài từ thiếu tiền lương, bảo hiểm bị đóng thiếu… Ngành dầu khí dù tiềm lực tài chính như vậy cũng quyết định giải thể các đội bóng. Thời điểm đó, nhiều cầu thủ lên tiếng khi rơi vào cảnh thất nghiệp nhưng đâu lại vào đấy. Cầu thủ và HLV có năng lực, tự động các đội bóng khác đều tìm tới mời về thi đấu. Người không tốt chuyên môn phải đổi nghề để mưu sinh là dễ hiểu.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều