Tiêu đề của website

Hoa khôi bóng chuyền Phạm Thị Kim Huệ: Chuyện bây giờ mới kể

Bao chàng trai ngẩn ngơ mỗi khi ngắm nhìn Hoa khôi bóng chuyền thi đấu. Họ ngưỡng mộ tài năng thể thao và rung động trước nhan sắc của Kim Huệ. Ở tuổi 34, Kim Huệ một lần nữa quay trở lại ĐTQG mang theo đó là vô vàn sự kỳ vọng và tình cảm chân thành nơi trái tim của những người hâm mộ nước nhà.


Bao chàng trai ngẩn ngơ mỗi khi ngắm nhìn Hoa khôi bóng chuyền thi đấu. Họ ngưỡng mộ tài năng thể thao và rung động trước nhan sắc của Kim Huệ. Ở tuổi 34, Kim Huệ một lần nữa quay trở lại ĐTQG mang theo đó là vô vàn sự kỳ vọng và tình cảm chân thành nơi trái tim của những người hâm mộ nước nhà.

Kim Huệ trong vai trò đội trưởng tại VTV Cup 2006.

Nhà nghèo, đồng lương công nhân eo hẹp của bố mẹ không thể đáp ứng được cuộc sống đắt đỏ, khắt khe. Từ bé, Kim Huệ đã bươn chải với đủ nghề: bồi giấy, gấp giấy ăn để phụ giúp gia đình. Trong khu phố, Huệ được tiếng chăm ngoan. Dù vất vả, không được toàn tâm toàn ý cho việc học, song năm nào cô bé cũng đạt danh hiệu học sinh khá giỏi.

“Ngày trước đội nữ Thông Tin tập ở sân Cát Linh, các đội tuyển khác của thể thao Hà Nội cũng tập trung gần đó. Năm 12 tuổi, cao 1m68, mình từng tập thử điền kinh. Nhưng khi đi qua sân bóng chuyền nơi cô Kim Thanh huấn luyện như có một sức hút vô hình khiến mình không thể dời mắt. Vậy là mình chuyển qua tập bóng chuyền từ đó.” Kim Huệ nhớ lại những ngày đầu tiên đến với con đường bóng chuyền.

Ở Thông Tin để trở thành một VĐV thi đấu đỉnh cao như Kim Huệ trước đây luôn là một quá trình phấn đấu, rèn luyện vô cùng gian nan vất vả. 100 người dự thi để chọn ra 30 VĐV. Ba năm sau, 30 người ấy chỉ còn lại 9 được chơi trong đội trẻ của BTLTT. Đến nay, trong số 9 người đồng đội ngày ấy, chỉ còn duy nhất Huệ đi theo con đường chuyên nghiệp.

Trúng tuyển vào môi trường quân đội, Huệ đã được huấn luyện để trở thành một quân nhân chơi thể thao. Cái hồi mới chân ướt chân ráo chơi bóng chuyền, Huệ tập ở sân đất, ngoài trời không có mái che mấy năm trời. Từ sân đất đến xi-măng rồi sau này xịn lắm là sàn gỗ, nhiều điều đã khác xưa nhưng cái tình với bóng chuyền của cô vẫn không thay đổi.

Dù không có chút son phấn, nhưng nhan sắc của Kim Huệ không thua kém á hậu Việt Nam - Trịnh Trân Trân

Riêng với mẹ cô, mỗi lần nhắc về Kim Huệ là bà lại nhớ về những kỷ niệm xa xưa với giọng nói trìu mến: “Ngày ấy nghèo lắm. Mỗi lần Huệ đi tập trở về nhà vợ chồng tôi nhìn thấy nó vất vả mà thương đứt ruột. Nhưng thương chỉ để trong lòng thôi, lấy gì bồi dưỡng cho con?”. Đáp lại tình thương của bố mẹ, Huệ càng gắng sức vượt lên hoàn cảnh. “Từ khi vào nghiệp thể thao em không xin tiền gia đình nữa. Hồi năm 96 còn phải đóng tiền học văn hóa. Em không muốn xin bố mẹ nên thường xuyên mượn cô Kim Thanh là HLV, cô luôn thương cháu như con, đến khi nhận được khoản nào đó lại gom góp trả cô. Sau này khi cháu trở thành VĐV nổi tiếng, thi đấu có tiền tiết kiệm, Huệ đều để dành giúp đỡ gia đình.”

Nhắc đến giải hoa khôi bóng chuyền, Huệ cười: “Mình nhận giải này 3 lần: ở giải trẻ Đông Nam Á năm 1998, giải bóng chuyền châu Á năm 2003, Cup VTV năm 2004. Hoa khôi với mình cũng vui vừa thôi, được nhận giải cá nhân về chuyên môn thì mình thích hơn nhiều. Giải VĐV chắn bóng xuất sắc nhất tại giải bóng chuyền Vô địch các CLB nữ châu Á đó là giải thưởng cá nhân mà mình nhớ nhất”.

Năm 18 tuổi, cùng các đàn chị như Thanh Hoa, Lê Hiền, Đặng Hồng, Trần Hiền… Kim Huệ bắt đầu nổi lên từ tấm HCB đấu tiên cho bóng chuyền nữ Việt Nam, cao điểm là trận bán kết SEA Games 21 “lịch sử” khi Việt Nam đang bị Philippines dẫn 2-1 và set 4 đang để thua với tỷ số 17-24 trước khi có chiến thắng ngược với tỉ số 3-2. Cũng kể từ đó, cô gái trong chiếc áo số 5 của ĐTQG khiến bao người phải trầm trồ và mê đắm. "Tôi có duyên với con số 5. Dù có cả những con số 5 buồn, nhưng tôi vẫn muốn cám ơn những con số 5 trong cuộc đời mình". Kim Huệ nói về con số 5.

Sau 3 kỳ VTV Cup, năm 2007 lần đầu tiên thủ quân đội tuyển nữ phải chứng kiến giải đấu này như khán giả vì một chấn thương kéo dài suốt 5 tháng. Năm tháng không được chơi bóng chuyền với Huệ là những ngày buồn nhất từ khi bước chân vào nghiệp thể thao. Cú chạy bật cao một chân đánh bóng đã khiến Huệ phải đi mổ xương ống quyển lần thứ hai. Kim Huệ nói: "Khi đó nhìn các đồng đội trên sân, tôi thấy nhớ chiếc áo số 5". Số áo đó với Kim Huệ vừa là một sự tự hào vừa là một trách nhiệm vinh quang.

Sau 2 năm vắng mặt trong màu áo ĐTQG, ông Nguyễn Thành Lâm, Trưởng ban Chuyên môn của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV) khẳng định dù lớn tuổi nhưng phong độ thi đấu của Kim Huệ vẫn còn rất ổn định, đặc biệt bản lĩnh thi đấu của cô rất quan trọng trong các trận chiến căng thẳng của đội tuyển Việt Nam, cũng như có thể dìu dắt, hỗ trợ nhiều cho các VĐV trẻ. Còn với HLV Nguyễn Thúy Oanh: “Kim Huệ hay Ngọc Hoa lúc này vẫn cần cho đội tuyển quốc gia. Các cháu vừa có kinh nghiệm lại là những VĐV có chuyên môn toàn diện. Ở lần tập trung này tôi nghĩ các cháu vừa là đầu tàu vừa phải làm thay các cô để quen dần với việc nắm bắt và dìu dắt các VĐV trẻ, bởi tương lai bóng chuyền Việt Nam chỉ nay mai nữa thôi sẽ là của các cháu.”

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin
Phạm Thị Kim Huệ

Phạm Thị Kim Huệ

Ngày sinh: 03/08/1982
Quê quán: Hà Nội
CLB: Ngân hàng Công thương
Vị trí: Phụ công
Số áo: 5
Tiêu điểm
Xem nhiều