Tiêu đề của website

Góc tối bóng chuyền

Lâu nay, bóng chuyền vẫn được xem là “sạch”. Không thấy dấu hiệu cá độ ở cấp tuyển, ít có những nhân vật của BC dính vào pháp luật, ít bạo lực, hậu trường bóng chuyền dù vẫn có những chành chọe trên mạng, trẻ không ra trẻ lớn chưa ra lớn để khích bác nhau hoặc đây đó vẫn thấy vài ba trẻ trâu phát biểu thiếu suy nghĩ…Và dù nét cơ bản của ngôi nhà bóng chuyền là êm ấm và đáng yêu nhưng đây đó đã và vẫn tồn tại những góc tối gây tổn thương đến tư tưởng và tình cảm của giới bóng chuyền và có những nét đi trái với pháp luật và với đạo đức nghề nghiệp.


Chủ công Đinh Thị Thúy quyết rứt áo ra đi với Ngân hàng Công thương.

Nhiều năm về trước, giới bóng chuyền bàng hoàng trước án tử của một danh thủ, người này vi phạm pháp luật đến mức vô nhân tính và bị loại khỏi cuộc sống. Mấy năm trước, có chuyện một HLV ăn nói mất tư cách và hung hăng vô lối nên đã bị truất ghế và bị dư luận bài xích, gần đây một ông HLV lại khiến dư luận xôn xao với phong cách và những phát ngôn rất kém văn hóa cả nơi đông người cũng như trên mạng xã hội, người này bị dư luận đề xuất không nên cho lên tuyển, và bây giờ là chuyện của một cầu thủ.

Năm 2012, Đinh Thị Thuý tròn 14 tuổi và do có năng khiếu bóng chuyền nên đã được CLB NHCT thu nhận và kí một hợp đồng đào tạo, sau nhiều năm rèn luyện, đến khi 18 tuổi, Thúy và đơn vị này đã ký một hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động mang tính chất thử việc ấy hết hạn vào ngày 30-4-2019 và sẽ chuyển sang nhân viên chính thức từ ngày 1-5-2019. Thay vì tiếp tục ký thì cô gái ấy nộp đơn xin nghỉ và mong muốn rời khỏi CLB. Nhưng theo quy định chung của ngành TDTT và Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam, nếu đã có bản hợp đồng đào tạo thì phải phục vụ tối thiểu đơn vị chủ quản 5 năm trở lên và dự kiến đang được đề nghị nâng lên tối thiểu 7 năm tức là ít nhất hết 23 tuổi, một VĐV mới được phép chuyển nhượng, vì thế việc Đinh Thị Thủy đơn phương nộp đơn là không đúng luật.

Đinh Thị Thúy xin nghỉ để kinh doanh, hay đi làm việc khác? Chắc chắn là không. Theo những nguồn tin đáng tin cậy, cô gái này đã trao đổi với một CLB mới nổi mời chào với mức lương cao hơn để sẵn sàng dứt áo ra đi và sẵn sàng giẫm đạp lên tất cả. Tất nhiên, Thúy có quyền đi ngay cả ở thời điểm hiện tại, nhưng phải có trách nhiệm đền bù hợp đồng  đào tạo theo quy định chung của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam và Tổng cục TDTT.

Nhà báo Nguyễn Lưu tôn trọng quy định chuyển nhượng nhưng phải đúng luật.

Chúng tôi mong Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam, lãnh đạo ngành TDTT xem xét và có thái độ chấn chỉnh ngay để tránh xảy ra những lối đi khuất tất, cần hạn chế sự thao túng đời sống bóng chuyền của các “trọc phú” mới nổi và gây không khí mất đoàn kết giữa VĐV và các CLB. Về phía cầu thủ, cho dù đời cầu thủ là ngắn ngủi, ai cũng cần chuẩn bị một tương lai, tài chính cho mình khi không còn khả năng thi đấu, nhưng mọi quyết định đều phải sạch sẽ mà dư luận sẽ không bao giờ ủng hộ lối sống không có phép tắc và lấy đồng tiền là mục tiêu tối thượng. Được biết, đây không phải là trường hợp duy nhất.


Tác giả:Nhà báo Nguyễn LưuNguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều