Tiêu đề của website

Chủ công Nguyễn Hữu Hà: Sự chuẩn bị cho tương lai

Có thể ở những mùa giải tới đây, người hâm mộ sẽ không còn thấy được nhiều VĐV công gạo cội trên sân bóng chuyền. Họ là những người từng làm nên thương hiệu cho ĐTQG nam, nữ trong một thời gian dài và giờ đây họ chỉ thay đổi từ vai trò cầu thủ sang làm người thầy… Trong đó phải kể đến đội trưởng của tuyển bóng chuyền nam Việt Nam - Nguyễn Hữu Hà.


Có thể ở những mùa giải tới đây, người hâm mộ sẽ không còn thấy được nhiều VĐV công gạo cội trên sân bóng chuyền. Họ là những người từng làm nên thương hiệu cho ĐTQG nam, nữ trong một thời gian dài và giờ đây họ chỉ thay đổi từ vai trò cầu thủ sang làm người thầy… Trong đó phải kể đến đội trưởng của tuyển bóng chuyền nam Việt Nam - Nguyễn Hữu Hà.

Thực tế tử năm 2015, Hữu Hà đã là trợ lý cho HLV Trần Đình Tiền tại đội bóng chuyền nam Biên Phòng. Vừa tham gia huấn luyện ở đội 1, đồng thời khi đội bóng cần, anh vẫn sắm vai trò một cầu thủ trong đội hình chính.

Bước qua sân đấu mới, trách nhiệm là không nhỏ. Như với Hữu Hà phần nào cũng có cả áp lực. Bởi, sắm cả vai trò HLV lẫn cầu thủ nên anh càng phải hoàn thiện hơn và là đầu tàu cho các đồng đội trên sân. Tất nhiên, điều ấy chủ công này luôn hoàn thành tốt từ trước tới nay khi chưa có thêm nhiệm vụ huấn luyện.

Hơn 10 năm trước, từ một cầu thủ vô danh xuất phát điểm là sinh viên trường Đại học TDTT Từ Sơn, ấy vậy mà bằng sự quyết tâm và khổ luyện, Hữu Hà sớm khẳng định được chỗ đứng trong đội hình của tuyến 1 của Tràng An Ninh Bình rồi ĐTQG. Qua thời gian phát triển, thành tích đã có, sự quen thuộc với người hâm mộ đã có và giờ là lúc chính anh nối tiếp công việc đào tạo thêm những Nguyễn Hữu Hà “thứ 2”, “thứ 3”… cho tương lai.

Nguyễn Hữu Hà cháy hết mình trong màu áo ĐTQG.

Ở bóng chuyền, VĐV sau khi hết sự nghiệp chuyển qua công tác huấn luyện đã có rất nhiều trường hợp. Vì thế, sự chuyển đổi của những tay đập nổi tiếng như Hữu Hà không phải lạ. Tuy nhiên, với bóng chuyền Việt Nam không phải cứ là cầu thủ hay thì sẽ trở thành một HLV hay và với Hữu Hà hẳn hơn ai hết anh đã thấm thía và thấu hiểu được vấn đề này.

“Chơi bóng thì dễ mà đập bóng thì càng dễ hơn, thế nhưng để dạy cho những đứa trẻ biết chơi bóng giỏi thì khó khăn hơn rất nhiều. Ngoài chuyên môn từ bản thân, mình còn phải học hỏi qua internet, sách báo, các HLV khác… rồi khó khăn hơn là ở khả năng sư phạm khi phải truyền tải trọn vẹn nội dung bài tập mà mình muốn nói cho các VĐV trẻ.” Nguyễn Hữu Hà tâm sự.

Đi lên từ lý thuyết trường học để áp dụng tư duy vào thực tế tập luyện, Nguyễn Hữu Hà là minh chứng thành công của bóng chuyền Việt Nam với lý thuyết đi đôi với thực hành. Để nâng cao thêm trình độ, chàng trai 35 tuổi vừa tập luyện, vừa huấn luyện nhưng cũng chính thức trở thành “sinh viên” khi mới đây học lên thạc sĩ của trường Đại học TDTT Từ Sơn. Cùng với đó, hàng ngày anh vẫn không quên nhiệm vụ bồi dưỡng khả năng tiếng Anh với những lớp học đều đặn vào buổi tối.

Nói như TTK Lê Trí Trường: “Nguyễn Hữu Hà, Phạm Kim Huệ hay Nguyễn Thị Ngọc Hoa xứng đáng được coi là những tấm gương cho lớp VĐV trẻ. Bản thân Liên đoàn gọi các VĐV gạo cội như Hà, Hoa, Huệ… lên đội tuyển không chỉ với nhiệm vụ thi đấu mà chính là cơ hội để các em tiếp cận dần với công tác quản lý, tạo mối quan hệ với các bạn bè quốc tế để mai này gánh vác công việc khi trở thành các HLV thế hệ tiếp theo của bóng chuyền Việt Nam.”

Tất nhiên, trong sự phát triển của thể thao, VĐV hay các HLV giỏi có quyền quyết định nơi phát triển và chế độ tốt nhất cho mình. Nhưng mẫu hình thần tượng thể thao như Hữu Hà thì luôn cần. Và chúng ta có quyền đặt niềm tin và hi vọng vào những con người có tình yêu, nhiệt huyết với bóng chuyền như thế.

 


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều