Tiêu đề của website

Người đứng đầu Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam trả lời hồn nhiên khiến dư luận dậy sóng.

Sẵn sự bực bội vì sự vắng mặt của hai đội tuyển bóng chuyền Việt Nam tại Asiad 17, cộng thêm sự lý dải hồn nhiên của ông tổng thư kí VFV trên sóng truyền hình khiến người hâm mộ lại tiếp tục có một phen dậy sóng.


Sẵn sự bực bội vì sự vắng mặt của hai đội tuyển bóng chuyền Việt Nam tại Asiad 17, cộng thêm sự lý dải hồn nhiên của ông tổng thư kí VFV trên sóng truyền hình khiến người hâm mộ lại tiếp tục có một phen dậy sóng.

Rất nhiều bình luận được nổ ra, sau những phát biểu chính thức của ông Trần Đức Phấn.

Theo ông Trần Đức Phấn, TTK Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam phát biểu trong một chương trình của Đài truyền hình Việt Nam, thì Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam không thiếu kinh phí. Ở đây, nếu như cử thành phần là các VĐV trẻ tham dự, do chưa được trang bị đầy đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cũng như tâm lý thi đấu thì thành tích không đạt được như mong muốn mà còn gây phản ứng ngược...

Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn phân tích, ở Việt Nam VĐV bóng chuyền chuyên nghiệp thường đến các trung tâm tập luyện bắt đầu ở tuổi từ 12-14, thậm chí một số trường hợp còn muộn hơn. Trong 2 năm đầu tiên, VĐV phải luyện tập các kỹ thuật cơ bản như: tạo hình tay, di chuyển, chuyền, đệm, phát, tấn công đơn giản... việc rèn luyện các kỹ thuật nhỏ càng chuẩn, thì tầm chuyên môn về sau của VĐV càng phát triển ở đỉnh cao hơn. Sau hai năm, là khoảng thời gian VĐV bắt đầu được làm quen với các kỹ thuật nâng cao, nghiên cứu sâu các kỹ chiến thuật, ở lứa tuổi này VĐV sẽ được cọ xát với các đối thủ ngang tầm để tránh việc bị sốc. Trung bình ở tuổi 18 VĐV phải tiếp tục được rèn luyện các bài tập nâng cao kỹ chiến thuật cũng như thể lực, đồng thời phải được cọ xát thường xuyên để ổn định tâm lý thi đấu. Sau vài mùa thi đấu cọ xát liên tục như vậy, VĐV sẽ dần trưởng thành để đạt được trình độ kỹ năng, kỹ xảo. Với các VĐV nữ độ chín sẽ bước vào tuổi 22, còn đối với VĐV nam có thể muộn hơn. Ngoài ra do văn hóa và phong tục tập quán, các VĐV nữ thường lập gia đình ở độ tuổi 25, nên việc thi đấu đỉnh cao, phương pháp tập luyện cũng cần phải có những tính toán hợp lí.

Các VĐV bóng chuyền Việt Nam đã không được tham dự Asiad 17 như lời hứa của VFV từ đầu năm.

Nhìn vào đội tuyển nữ tham dự VTV cúp vừa qua, thực tế không còn quá trẻ,  trẻ nhất là Trần Thị Thanh Thúy đã ở tuổi 17, trẻ hơn như Bùi Thị Ngà, Hà Ngọc Diễm cũng đã 20, chưa kể Linh Chi, Ngọc Hoa hay Đỗ Thị Minh.

Nếu như theo lời ông Trần Đức Phấn các VĐV "trẻ" của chúng ta chưa đủ chuyên môn, kinh nghiệm cũng như tâm lý thì xin thưa đó là tư duy để phát triển bóng chuyền làng xã, mà hơn hết lỗi này phải thuộc về ông, cũng như bộ máy của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đương nhiệm. Bởi thực tế, đáng lẽ những VĐV như Hà Ngọc Diễm, Lê Thanh Thúy, Bùi Thị Ngà... phải có sự đầu tư chuyên nghiệp, dài hạn từ cách đây 4 năm, nhưng thực tế kế hoạch này lại được các vị lờ đi một cách khó hiểu. Hơn nữa, bóng chuyền Việt Nam đang trong tình cảnh sống không được, chết chẳng xong, cách làm của VFV theo kiểu nửa nạc, nửa mỡ, họ phó mặc cho các CLB huấn luyện, đào tạo, nhưng khi cần VĐV thì gọi lên lạm dụng ngay cả chấn thương. Ngoài hai trung tâm lớn là VTV BĐLA và Thông Tin LVPB còn cho ra lò được một vài VĐV ở trình độ tương đối, còn các trung tâm khác gần như là không có, mặc dù bóng chuyền Việt Nam không thiếu các nhân tố triển vọng.

Một vấn đề khác là VFV không thiếu kinh phí cũng được nhắc tới trong bản tin, 360 độ thể thao, nhưng một câu hỏi đặt ra là tại sao các đội tuyển đến giờ này vẫn chưa có chuyên gia ? Tại sao, một số giải đấu hiện nay VFV thường đánh tiếng cho các CLB tham dự để ngầm giảm thiểu bài toán chi phí ? Đặc biệt, bài toán kinh phí thường xuyên được ông Trần Đức Phấn đưa ra khá đúng lúc mỗi khi báo chí có dịp nhắc đến vấn đề chuyên gia, trong khi đó chi phí thuê chuyên gia trước đây, thực tế cũng chỉ ở mức tương đối thấp từ 2000 - 3000 USD.

Ai cũng nhìn thấy rõ một điều, kinh phí đầu tư cho ĐTQG không nhiều, chưa nói là ít. Điều bức thiết hơn là bóng chuyền nam, nữ Việt Nam đang trong quá trình chuyển giao thế hệ và các VĐV này phải có chuyên gia huấn luyện nâng cao và quan trọng hơn là việc được thi đấu cọ xát với các đối thủ mạnh. Như vậy, đó mới là tiền đề để chuẩn bị tốt cho SEA Games vào cuối năm sau.

Nhìn sang bóng chuyền xứ chùa Vàng khiến nhiều người không giấu nổi sự thèm thuồng. Các VĐV của Thái như: Thatdao, Ajcharaporn... cũng chỉ ngang ngửa tuổi đời với Ngọc Diễm hay Bùi Ngà nhưng được thi đấu đỉnh cao đều như vắt chanh. Dưới sự kèm cặp của các đàn chị, các VĐV trẻ đã lấy đầu trường thế giới để cọ xát chứ không phải đấu trường châu lục. Và tại giải bóng chuyền World Grand Prix đang diễn ra, các cô gái Thái Lan vừa hạ gục các cô gái cao lớn Serbia với tỉ số 3-2. Và theo thông tin từ Liên đoàn Bóng chuyền Thái Lan cho biết, cùng với Hàn Quốc họ cũng chỉ cử đội hình hai tham dự sân chơi Asiad, vì mục tiêu chính của họ là đấu trường thế giới World Grand Prix. Vậy phải chăng, đội hình hai của Thái Lan hay Hàn Quốc là quá tầm với các cầu thủ Việt ?

Dù đã quá thời gian của một kỳ đại hội rất lâu, nhưng vấn đề này lại bị các thành viên cũ của VFV lờ đi cùng với lời hứa mỗi khi được nhắc tới. Đặc biệt, hơn bao giờ hết người ta muốn thay đổi bởi vấn đề chuyên môn của bóng chuyền Việt Nam không có gì là khá hơn, chứ chưa nói đến thụt lùi. Thiết nghĩ, đã không thể làm được thì xin hãy rút lui, nhưng ở Việt Nam văn hóa từ chức quả thật là một điều hết sức xa xỉ.

 

HƯNG HÀ


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin
Đỗ Thị Minh

Đỗ Thị Minh

Ngày sinh: 03/08/1988
Quê quán: Hà Nam
CLB: Thông tin Liên Việt Postbank
Vị trí: Chủ công
Số áo: 8
Tiêu điểm
Xem nhiều