Tiêu đề của website

Khi bóng chuyền vắng khán giả

Xuyên suốt 1 năm đã qua của bóng chuyền - môn thể thao từng được yêu thích nhất, nhì tại Việt Nam - là câu chuyện khán giả ngày càng ít tới theo dõi. Đó là điều khiến giới làm nghề không khỏi chạnh lòng.

Xuyên suốt 1 năm đã qua của bóng chuyền - môn thể thao từng được yêu thích nhất, nhì tại Việt Nam - là câu chuyện khán giả ngày càng ít tới theo dõi. Đó là điều khiến giới làm nghề không khỏi chạnh lòng.
GIẢI TOÀN QUỐC “Ế” VÉ Chỉ trước đó 1 năm (2011), những người tâm huyết với bóng chuyền đã hỉ hả thế nào khi số khán giả tới các nhà thi đấu tại Thái Nguyên và Nha Trang chật kín. Mừng thật là mừng vì lâu lắm rồi lượng khán giả tới xem bóng chuyền ở giải quốc gia phải giành giật nhau từng tấm vé vào cửa đến vậy. Chuyện đó lại không diễn ra ở mùa giải 2012. Đi hết cả 2 lượt đi - về thì ở tất cả các địa điểm tổ chức tại Quảng Ninh, Hải Dương, Đắk Lắk, TPHCM hoàn toàn vắng khán giả. Nếu lượt đi, sự cố nhà thi đấu tại Quảng Ninh do ảnh hưởng của thời tiết khiến Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam (VFV) phải thay đổi địa điểm thi đấu thì trong lượt về, dù có đội chủ nhà Maseco TPHCM góp mặt, nhưng nhà tổ chức cũng không thể kéo khán giả tới lấp kín khán đài trong nhà thi đấu. Cũng trong tình cảnh tương tự, khán giả Đắk Lắk cũng ít tới theo dõi. Mà theo ghi nhận từ báo giới, sự vắng bóng nhiều phần ảnh hưởng do người dân địa phương còn phải đi làm rẫy, thu hoạch vụ mùa.
Nhiều trận đấu ở giải VĐQG trước khán đài trống vắng khiến giới chuyên môn không khỏi chạnh lòng. Ảnh: Vân Nguyệt
Không chỉ có tại giải VĐQG. Như giải Siêu cúp Đạm Phú Mỹ tổ chức ở Hà Tĩnh, dù có đầy đủ các CLB hàng đầu góp mặt nhưng khán đài vẫn trống trơn. Chưa kể, ngay trước đó, sau nhiều năm khán giả mới được theo dõi ĐTQG nam thi đấu trên sân nhà ở một giải quốc tế châu lục là cúp bóng chuyền nam châu Á 2012. Vậy nhưng, khán giả tới Nhà thi đấu Vĩnh Phúc khi đó rất nhỏ giọt, thưa thớt. Bất ngờ là khi những giải thuộc hệ thống thi đấu chính thức do VFV tổ chức (như đã kể trên) thì khán giả vào sân rất ít trong khi những giải mời, có tính chất giao hữu được các đơn vị khác tổ chức lại câu kéo khán giả đông đảo. Có thể kể tới những giải đấu như cúp bóng chuyền Hoa Lư, cúp bóng chuyền mùa xuân-Liên Việt, cúp bóng chuyền quốc tế VTV, cúp bóng chuyền quân đội mở rộng… VÌ ĐÂU NÊN NỖI? Đi tìm lời lý giải có thể có nhiều và chúng tôi cũng không dám lạm bàn về vấn đề chuyên môn bởi đó là việc chuyên sâu mà những nhà quản lý VFV hay các CLB đều nắm rõ. Ở đây, phải khẳng định công tác làm truyền thông mà VFV đang tổ chức chưa tốt. Nếu không muốn nói là yếu. Minh chứng rất rõ, khi các giải đấu do những đơn vị được độc lập tổ chức, không nhờ tới kênh thông tin của VFV là tuyệt nhiên được ủng hộ và thu hút đáng kể khán giả. Chắc chắn, sẽ khó vin vào cớ khó khăn tài chính để làm công tác truyền thông bởi nhà tài trợ luôn dành những chi phí đáng kể cho công việc này. Bản thân những người làm nghề cũng khẳng định, có rất nhiều giải đấu quốc nội, công tác tuyên truyền để người dân địa phương biết đang có tổ chức ở địa điểm đó thôi, VFV làm cũng không tốt. Đó là lý do vì sao, TPHCM có số lượng dân cư lớn nhất nước nhưng người biết có giải VĐQG tổ chức tại đây chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn Đắc Lắc vốn là địa điểm kéo khán giả nhiều nhất, rất ít người biết có giải VĐQG được tổ chức.

Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều