Tiêu đề của website

Thể thao Việt Nam: Đừng sống ảo

Bóng chuyền mùa giải 2015 sẽ chào đón 2 gương mặt mới ở giải nữ là Hưng Yên và Vĩnh Phúc. Hai cái tên rất mới nhưng cũng có thể họ chỉ được sắm vai đội bóng nhỏ trong hành trình giải Vô địch quốc gia 2015 vì đây là cuộc đấu rất cam go dù thực tế tiền bỏ ra đầu tư của 2 đội là không ít.


Bóng chuyền mùa giải 2015 sẽ chào đón 2 gương mặt mới ở giải nữ là Hưng Yên và Vĩnh Phúc. Hai cái tên rất mới nhưng cũng có thể họ chỉ được sắm vai đội bóng nhỏ trong hành trình giải Vô địch quốc gia 2015 vì đây là cuộc đấu rất cam go dù thực tế tiền bỏ ra đầu tư của 2 đội là không ít.

Chủ công Ngọc Diễm (10-Vĩnh Long) tấn công trước hàng chắn nữ Hà Nội tại vòng chung kết bóng chuyền hạng A vừa qua. Ảnh: Dương Thu

Lên hạng rồi đấy

Phải nói thẳng, nếu không có tài chính từ nhà tài trợ Hòa Phát thì bóng chuyền nữ Hưng Yên khó trụ tới vòng bán kết chứ đừng nói giành suất thăng hạng. Nhưng việc đội bóng này không ngớt tay bạo chi đưa về cầu thủ nhập tịch Vũ Mai Ka với mức lương 4.000 USD/tháng cùng nhiều tay đập cựu binh khác nên Hưng Yên đã có chức vô địch giải hạng A năm nay. Nữ Hưng Yên có vẻ như đang… đi theo đúng con đường mà đội bóng nam Đức Long Gia Lai từng làm khi trước là vung tay chi táo bạo, đưa về cầu thủ mạnh để thăng hạng và đạt thành tích ở giải VĐQG (tất nhiên, phải chờ kết quả ở năm 2015 thì mới biết họ thi đấu ra sao).

Thực tế ấy đã mang lại cho Đức Long Gia Lai chức vô địch quốc gia, những chức vô địch ở giải đấu mời. Tuy nhiên, tới thời điểm này, chưa chắc đã nhiều cầu thủ mà Đức Long Gia Lai đưa về thực lòng muốn ở lại đội bóng này. Tất cả vì vấn đề tài chính. Bây giờ, nữ Hưng Yên đang trong tâm trạng lâng lâng của đội đã có suất thi đấu giải cao nhất. Nhìn lại vòng chung kết hạng A của giải nữ, ngoài Hưng Yên còn có Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nội và Vĩnh Long. Ai trong số các đội này có thực lực thực chất để thăng hạng hay đơn thuần “cờ tới tay ai sẽ bắt buộc phải phất” thì người trong giới đều hiểu rõ. Đầu tư và duy trì cho một đội bóng chuyền là chuyện không đơn giản.

Kinh phí yêu cầu để duy trì có thể không tới vài chục tỷ đồng như cho một đội bóng đá. Nhưng, để làm một đội bóng chuyền, hàng năm một đơn vị chủ quản phải mất không dưới 3-4 tỷ đồng là lo cho ít nhất đủ 24 cầu thủ của 2 đội tuyến 1 và tuyến 2. Nếu có tài trợ thì không sao, còn tiền “tự lực cánh sinh” chờ rót từ ngân sách của các Sở VH-TT-DL địa phương hay đơn vị chủ quản lại là bài toán khó giải. Nữ Hưng Yên có thể được đầu tư tiền tỷ, chi phí cầu thủ tiền lương trăm triệu đồng nhưng dài hơi được hay không mới quan trọng. Hay đơn thuần, tất cả đều chờ đợi ở thành tích ảo.

Niềm vui của Vĩnh Phúc

Sau nhiều năm, bóng chuyền nữ Vĩnh Phúc mới có mặt ở cuộc đấu cao nhất của làng bóng chuyền Việt Nam. Phải khẳng định, người Vĩnh Phúc mộ điệu bóng chuyền chẳng kém địa phương nào trên cả nước nếu không muốn nói là 1 trong số ít địa phương “máu” ra nhà thi đấu xem bóng chuyền nhất.

Chưa kể, Vĩnh Phúc đang sở hữu nhà thi đấu bóng chuyền hiện đại nhất Việt Nam. Có nhà thi đấu xịn nhất, luôn tổ chức nhiều giải quốc tế của nữ nhất nhưng người nơi đây chưa một lần vui vì hiếm khi được cổ vũ cho chính đội bóng quê nhà. Bây giờ, nữ Vĩnh Phúc đã thăng hạng, ít nhất địa phương này có cơ sở để tìm cơ hội mang các vòng đấu của giải VĐQG về đây tổ chức. Nếu được như vậy, chắc chắn không khí có thể nổ tung cầu trường như chúng ta được chứng kiến tại Ninh Bình, Đắk Nông, Bắc Ninh… sẽ được thấy ở Vĩnh Phúc.

Trước đây, từng có lời than vãn rằng, Vĩnh Phúc có một nhà thi đấu xịn nhưng không có một đội bóng chơi hạng trên nên đó là một điều phí phạm. Bây giờ, bóng chuyền nữ Vĩnh Phúc được đầu tư làm lại từ tuyến trẻ và giành suất thăng hạng nên phần nào thỏa lòng mong ước người dân nơi đây.

 

Nguyễn Đình - SGGP


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều