Tiêu đề của website

Lại cung cách “từ từ khoai cũng nhừ”!

Lời xin lỗi của ông Shanrit Wongprasert - chủ tịch ban tổ chức thi đấu Liên đoàn Bóng chuyền châu Á (AVC) - chỉ làm giảm thiểu khuyết điểm của những người có trách nhiệm với môn bóng chuyền tại VN, chứ không thể giúp họ hoàn toàn vô tội trong việc đội tuyển nữ U-17 bị xử thua.


Lời xin lỗi của ông Shanrit Wongprasert - chủ tịch ban tổ chức thi đấu Liên đoàn Bóng chuyền châu Á (AVC) - chỉ làm giảm thiểu khuyết điểm của những người có trách nhiệm với môn bóng chuyền tại VN, chứ không thể giúp họ hoàn toàn vô tội trong việc đội tuyển nữ U-17 bị xử thua.

TTK Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam - Trần Đức Phấn. Ảnh: VFV

Nói vậy bởi điều lệ của giải đã quy định thì ta cứ theo đó thi hành. Việc chúng ta đấu tranh khi cho rằng điều lệ giải không hợp lý là một chuyện, còn AVC có đồng ý với kiến nghị của ta hay không là chuyện khác. Không thể vin vào việc ta đã có kiến nghị rồi cứ theo cách của ta mà làm, bất chấp AVC có đồng ý hay không.

Trò chuyện với chúng tôi về câu chuyện này, nguyên phó tổng thư ký Liên đoàn Bóng chuyền VN Trần Văn Nghĩa cười buồn và bảo: ”Không ngờ câu chuyện của mười năm trước đã lặp lại”. Câu chuyện của mười năm trước là bóng chuyền VN dự một giải trẻ châu Á tổ chức tại Philippines. Ở đó, chúng ta cũng bị loại sáu VĐV bởi các quan chức quản lý bóng chuyền VN nắm không chắc điều lệ giải.

Thể thao luôn tự hào mình là lĩnh vực hội nhập quốc tế vào loại sớm nhất ở VN. Điều đó thể hiện qua việc cử các đội tuyển thể thao tham gia các giải đấu quốc tế, việc các liên đoàn thể thao của VN tham gia các liên đoàn thể thao quốc tế... Môn nào cũng thế, giải đấu nào cũng thế, đều có điều lệ riêng cho mình. Và đã gọi là hội nhập thì chúng ta phải nắm rất chắc luật chơi quốc tế mà tất cả các nước đều tuân theo.

Đáng tiếc thay, việc yếu kém về ngoại ngữ (cụ thể là tiếng Anh) cùng với cung cách làm việc “từ từ rồi khoai cũng nhừ” hết sức quen thuộc của nhiều quan chức thể thao Việt đã khiến làng thể thao VN nhiều phen ê chề. Ví dụ cho chuyện này thì không ít, kiểu như vụ bóng chuyền mười năm trước, vụ bóng bàn bỏ cuộc tại Giải vô địch thế giới ở Hà Lan, vụ đền bù tiền tỉ cho HLV Letard (Pháp)... và bây giờ là chuyện ở Giải U-17 bóng chuyền châu Á.

Mới đây, tôi có nghe một lời tâm sự hết sức đau lòng của một số cán bộ thể thao tâm huyết, đó là họ không tin đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao của thể thao VN hiện nay có thể đem được SEA Games 21 về tổ chức tại TP.HCM như kế hoạch dự kiến. Đơn giản bởi sau thời của những ông Hoàng Vĩnh Giang, Nguyễn Hồng Minh, giờ đây chẳng thấy quan chức nào có được những mối quan hệ tốt, sòng phẳng với các tổ chức thể thao quốc tế. Và như thế thì làm sao đủ sức vực dậy một nền thể thao quá èo uột?

 

H.T - Tuổi Trẻ


Nguồn: THỂ THAO VIỆT NAM
Thông tin

Nội dung đang cập nhật...

Tiêu điểm
Xem nhiều